Bác Hồ tự học như thế nào? Phương pháp Bác đã sử dụng khi tự học

09/09/2023 08:58

Chủ Tịch Hồ Chí Minh được người Việt Nam nhớ tới là vị cha già dân tộc, vị lãnh tụ kính yêu, cũng chính là tấm gương với trí tuệ minh mẫn, tầm hiểu biết sâu rộng với tinh thần say mê tự học, tự nghiên cứu và làm giàu kiến thức của bản thân. Vậy, Bác đã tự học như thế nào để có kho tàng kiến thức sâu rộng đến như vậy? Bác đã sử dụng phương pháp gì? Cùng đồ đồng Thiên Phúc tìm hiểu chi tiết và giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

Bác Hồ tự học như thế nào?

Bác Hồ với tinh thần tự học luôn tranh thủ thời gian để học tập, ghi nhớ kiến thức và luyện tập với bất kỳ người nào. Vào năm 1911, Bác Hồ đã lên đường sang pháp để tìm đường cứu nước. Bác đặt quyết tâm nhất định phải học nói, học viết tiếng Pháp cho kỳ được, Trên con thuyền lênh đênh sang Pháp, mỗi lúc rảnh rỗi, Bác đã tìm tới hai người lính trẻ đi cùng chuyến để nhờ hướng dẫn đọc và viết tiếng Pháp. Hai người này đã cho Bác mượn những cuốn sách nhỏ in tiếng Pháp. Muốn biết về cái gì, đồ vật nào được viết bằng tiếng Pháp như thế nào, Bác thường dùng tay để diễn tả. Sau đó, tối đến Bác ghi chép những từ mới học được vào sổ, rồi ghép lại thành câu và thực hành.

Lúc đầu, Bác tập ghép một vài từ, sau đó ghép thành đoạn văn, dần dần thành từng bài. Sau khi đã thu xếp được chỗ ở và công việc trên đất Pháp, Bác đã tìm tới các tờ báo Pháp xin được tham gia viết bài. Bác mong muốn rằng: “tôi rất sung sướng nếu như bài của tôi được đăng, nhưng dù thế nào cũng xin các đồng chí sửa lỗi tiếng Pháp cho tôi”. Vì thế, dù khi bài của Bác được đăng, nhưng vẫn luôn xem lại từng câu từng chữ bài viết của mình theo hướng dẫn của các chủ bút. Sau đó, Bác tập viết đi viết lại, khi diễn giải ra cho dài, cụ thể chi tiết, lúc lại là những đoạn văn ngắn gọn, súc tích.

Bác Hồ tự học như thế nào?
Bác Hồ tự học như thế nào?

Sau mỗi ngày làm việc, dù bận đến đâu, Bác vẫn luôn giữ thói quen tranh thủ đọc vài trang tiểu thuyết, vừa là giải trí vừa thư giãn đầu óc, lại vừa trau dồi thêm kiến thức, học thêm cách viết. Bác thực hành viết các bài phóng sự, chăm chỉ viết từ lúc 5 giờ đến 6 giờ rưỡi 7 giờ sáng. Dù thời tiết nóng hay rét, Bác vẫn kiên trì không nản chí. Thời gian thấm thoát trôi qua, đến năm 1922, Bác trở thành chủ bút của tờ báo “người cùng khổ” viết bằng 3 thứ tiếng là Pháp. Ả Rập và chữ Hán.

Dù sau này, khi tuổi đã cao, Bác vẫn luôn có tinh thần tự học rất cao. Đọc báo nhân dân nhật báo Trung Quốc, từ nào mới gặp, Bác vẫn giữ thói quen ghi vào để học, có những danh từ khoa học không tra được bằng từ điển, Bác viết thư hỏi ông Văn Trang làm ở đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, nhờ giải nghĩa.

Trước khi Bác đi thăm các nước Indonesia, cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên,... Bác đều ghi để học một số câu thông thường nhất. Bác không chỉ học ngoài ngữ mà còn học và nghiên cứu nhiều lĩnh vực như lý luận, lịch sử, văn học, triết học.

Bác Hồ biết bao nhiêu thứ tiếng?

Bác Hồ biết và thông tạo rất nhiều thứ tiếng. Troh bản ghi lý lịch đại biểu dự Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ VII, Bác đã ghi rằng biết các thứ tiếng: Pháp, Anh, Trung Quốc, Ý, Đức, Nga.

Tuy nhiên, trên thực tế, Bác hồ đã đi thăm cũng như đón tiếp các đoàn ngoại giao tới Việt Nam, Bác đã có thể sử dụng thông thạo nhiều ngôn ngữ như: tiếng Xiêm, tiếng Ả Rập, tiếng Tây Ban Nha,…

Bác Hồ biết bao nhiêu thứ tiếng?
Bác Hồ biết bao nhiêu thứ tiếng?

Những phương pháp Bác Hồ sử dụng khi học tập

Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, không chỉ là một nhà cách mạng tài ba mà còn là một người học tập không ngừng. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác đã không ngừng học hỏi, tìm tòi và tích lũy kiến thức. Những phương pháp học tập độc đáo của Bác đã góp phần không nhỏ vào sự thành công của Người.

Đặt mục tiêu và không sợ mắc lỗi

Đối với việc đọc và tự học tiếng nước ngoài, hay kể cả là những môn học khác, phải đặt cho mình mục tiêu và kế hoạch học tập cụ thể. Việc này sẽ giúp cho chúng ta có phương hướng và biết mình phải làm gì, như vậy ngoại ngữ sẽ không còn quá nặng nề hay khó khăn nữa.

Bác Hồ cũng vậy, với mục đích rằng “biết nói tiếng Tây để hiểu Tây, và hiểu Tây mới thắng được Tây”, nhờ khát vọng giải phóng dân tộc, Bác đã có động lực học ngoại ngữ cũng như nghiên cứu các tài liệu nước ngoài. Từ đó góp phần quan trọng để giành lại độc lập tự do cho đất nước.

Đặt mục tiêu và không sợ mắc lỗi
Đặt mục tiêu và không sợ mắc lỗi

Học từ vựng một cách hệ thống, bài bản

Đây là phương pháp được Bác Hồ sử dụng khi học ngoại ngữ. Bác đã hỏi những người bản xứ về cách nói, cách viết của các đồ vật xung quanh, sau đó khi vào mẩu giấy, dán vào chỗ hay chú ý để vừa làm, vừa học. Có nhiều lúc, Bác đã viết lên cả cánh tay, tối khi làm về, Bác đã ghi những từ mới vào. 

Ban đầu, chúng ta chỉ cần đặt ra những mục tiêu số lượng từ ít, đơn giản. Dần dần tăng lên qua từng ngày. Nên chọn những chủ đề quen thuộc trong đời sống hàng ngày hay những thuật ngữ trong công việc, học tập.

Tìm ra cách học riêng hiệu quả với bản thân

Khi bắt đầu làm nghề viết báo ở nước ngoài, Bác đã dùng cách ghép từng câu ngắn, câu dài thành đoạn văn. Bên cạnh đó, Bác còn thường xuyên đọc sách, tiểu thuyết như một cách giải trí cũng như để nâng cao vốn từ và học cách viết của nhà văn nổi tiếng trên thế giới.

Đây chính là phương pháp giúp Bác cải thiện cũng như nâng cao kỹ năng Anh ngữ của mình. Đặc biệt, Bác sử dụng từ hay ở những bài báo hay hoặc nhà văn nổi tiếng thế giới. Tìm cách học riêng để việc học không nhàm chán mà còn nhanh chóng tiếp thu được kiến nước, đây là phương pháp chúng ta cần phải học tập.

Tìm ra cách học riêng hiệu quả với bản thân
Tìm ra cách học riêng hiệu quả với bản thân

Tạo ra “môi trường” để thực hành, sử dụng ngoại ngữ

Bác Hồ chính là một nhà ngoại giao kiệt xuất, thường tiếp xúc với những chính khách trên thế giới, có cơ hội để thực hành ngoại ngữ và rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng tiếng nước ngoài của mình. Trong đời sống hàng ngày, trong công việc hay là việc học trong sách vở thì bác vẫn luôn học tập để làm phong phú kinh nghiệm và khả năng ứng biến trong giao tiếp.

Chính vì thế, để có thể giỏi ngoại ngữ, bên cạnh học từ vựng, luyện nghe, chúng ta cũng cần có môi trường để giao tiếp với người bản xứ. Điều này sẽ giúp chúng ta nhanh chóng thuần thục phát âm, tăng sự tự tin khi trò chuyện. Chúng ta cũng nên chủ động bắt chuyện, từ bỏ sự ngại ngùng, sợ nói sai, chủ động để có cơ hội trò chuyện với người bản xứ để khả năng giao tiếp được cải thiện.

Hy vọng vài viết trên đây của Đồ Đồng Thiên Phúc đã giải đáp giúp bạn câu hỏi Bác Hồ tự học như thế nào? Bác Hồ chính là tấm gương sáng ngời đối với sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục của dân tộc ta mà bất kỳ ai cũng nên học tập.

 

Share
Thêm vào giỏ hàng thành công
Đăng ký nhận tin
Kết nối với chúng tôi
Royal Thiên Phúc
  • Cơ sở 1: 663 Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội​
  • Cơ sở 2: Số 9 B1 Nguyễn Cảnh Dị, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội​
  • Cơ sở 3: 121B Nguyễn Văn Trỗi , P12 , Quận Phú Nhuận - TP.HCM​
  • Xưởng sản xuất: Khu A – Thị Trấn Lâm – Ý Yên – Nam Định​
  • Hotline: 0947.90.6666
  • Email: royal.thienphuc@gmail.com
Để lại số điện thoại để được ưu đãi 30%
Bản đồ
Zalo Chat