Bộ bát bửu bằng đồng chính là một bộ gồm có 8 vật phẩm quý thường được lựa chọn để bày trí tại những không gian thờ tự linh thiêng như đền, đình,...hoặc được đặt bên bàn thờ gia tiên của những gia đình. Nhưng vẫn có rất nhiều gia chủ chưa biết rõ về bát bửu gồm những món gì? Để gia chủ hiểu rõ hơn về bộ bát bửu hay tham khảo qua bài viết dưới đây.
Bộ bát bửu là gì? Ý nghĩa của bộ bát bửu chuẩn
Bát bửu là gì?
Bát bửu trong tiếng Hán mang nghĩa là tám vật quý. Được xem là một kiểu trang trí khá thân quen trong văn hóa thờ tự Trung Quốc và được lưu truyền vào Việt Nam khoảng giữa thế kỷ XVII và đã trở nên phổ biến dưới thời nhà Nguyễn.
Bộ Bát bửu đồng chính là bộ đồ thờ cúng được làm từ chất liệu đồng gồm có 8 binh khí cổ. Gồm có 3 loại bát bửu chính và mỗi bộ gồm 8 loại binh khí đặc trưng:
- Bộ binh pháp bát bửu (Chấp kích): thường được trưng bày trong từ đường và nhà thờ họ, đình, đến,...gồm có 8 loại: đao, thương, mâu, chấp, kích, chùy, trượng và mác.
- Bộ bát bửu trong Phật giáo: lá đề tượng trưng cho sự giác ngộ, hoa sen tượng trưng cho ước muốn được về miền cực lạc, nậm nước cam lộ tượng trưng cho sự cứu độ, cá và dây kết nút biểu trưng cho sự rũ bỏ phiền não và những vật phẩm khác hay bánh xe pháp biểu trưng cho sự nghiệp chuyển pháp luân của Đức Phật.
- Bộ bát bửu trong Nho giáo: quyển sách biểu trưng cho sức mạnh của tri thức, đàn biểu trưng cho thú vui tao nhã và khánh biểu trưng cho sự thịnh vượng và những vật phẩm như quạt lông, ô trám, sáo,...
Như vậy, mỗi món binh khí gồm có 2 phần chính là phần đầu và phần ngọn. Phần đầu được chế tác theo mỗi loại binh khí khác nhau và được khắc tỉ mỉ, những họa tiết hoa văn sắc sảo. Bởi vậy, tùy thuộc vào không gian thờ tự và mục đích thờ cúng sẽ lựa chọn bộ bát bửu phù hợp.
Ý nghĩa bộ bát bửu trong tâm linh
Bộ bát bửu đồng gồm những vũ khí mang sức mạnh, ý chí của con người. Trưng bày bát bửu tại những không gian thờ tự giúp tăng thêm vẻ đẹp trang trọng cho không gian mà còn thể hiện sự quyền lực của gia chủ. Bên cạnh đó, bộ bát bửu trong Phật giáo chính là biểu trưng cho sự hướng thiện và mong muốn hướng về những điều tốt lành, công đức, phổ độ chúng sanh và sự mong ước cởi bỏ những phiền muộn để tâm tịnh, lòng bình an.
Bộ bát bửu trong Nho giáo biểu trưng cho mong muốn về sự nhàn hạ của nhà nho và sự hưng vượng của Đạo giáo và cũng thể hiện sức mạnh tri thức.
Như vậy, mỗi bộ vật phẩm đều thể hiện được một cách sâu sắc về ước muốn và khao khát từ tận sâu trong tâm thức của mỗi con người về cuộc sống tươi đẹp. Ngoài ra, bộ bát bửu đồng còn giúp xua đuổi tà ma, vận khí xấu và mang lại bình an cho gia chủ.
Bộ bát bửu gồm những gì trong cơ sở thờ tự ?
Đối với kiểu dáng của mỗi loại binh khí sẽ có mỗi nét tạo hình riêng như dưới đây:
- Mâu (bát xà mâu): Là một loại binh khí mà phần sát thương được gia công bằng sắt và với hình dáng ngoằn ngoèo giống như con rắn đang bò, đầu nhọn.
- Đao (long đao): Chính là loại binh khí mà phần đầu có chức năng sát thương được chế tác bằng kim loại với độ dày thích hợp, sắc, cong hướng về một phía, thiết kế bản rộng, mũi nhọn.
- Thương: Đây chính là loại binh khí có cán dài, mũi thương hay đầu thương đều là bộ phận hình nhọn, sắc, thuôn dài và đảm nhiệm vai trò sát thương chính
- Kích: Mang hình dáng giống như binh khí chấp, nhưng chỉ có duy nhất một mũi phụ ngắn.
- Chấp: Loại binh khí mà ở phần đầu có tiết diện nhỏ và hình vuông, hai bên của chấp có hai mũi phụ nhọn hai đầu.
- Chùy: Loại binh khí có phần sát thương chính là một quả cầu được chế tác bằng kim loại và có gắn thêm một mũi nhọn ở phía phần trên
- Mác: Loại binh khí có phần đầu được chế tác bằng sắt, tạo hình thoi, có cạnh, đầu nhọn và được dùng để sát thương đối phương.
- Trượng: Là bình khi có thiết kế tay cầm dáng dài, đầu tròn, được những vị trụ trì trong chùa thường sử dụng.
Bộ bát bửu trong nho giáo
Trong nho giáo thì bát bửu gồm có những vật phẩm căn bản như:
- Quyển sách: Là vật dụng quan trọng nhất của nhà Nho, bởi vì nó chứa đựng và chuyển tải những tư tưởng của các bậc Thánh hiền. Bởi vậy, sách chính là tượng trưng cho sức mạnh tri thức của nhà Nho. Hình ảnh quyển sách lúc nào cũng được đi kèm với cuốn thư, bút lông.
- Đàn: là vật phẩm biểu tượng cho thú vui tao nhã của nhà Nho. Vật phẩm thường được đi kèm với bầu rượu, túi thơ.
- Quạt lông: tượng trưng của thú tiêu dao, nhàn tản của nhà Nho của những bậc vương giả. Cũng giống như cây đàn và quạt lông có nguồn gốc từ bộ bát bửu của cơ sở thờ tự của đạo Lão.
- Khánh: tượng trưng cho sự giàu có, hưng thịnh.
Bên cạnh đó, bộ bát bửu của một số văn miếu còn có lẵng hoa, ô trám, sáo, tù và, bầu rượu,… có nguồn gốc từ tập quán thờ tự và trưng bày của đạo Lão, đạo Phật và tín ngưỡng dân gian.
Bát bửu trong chùa Phật giáo
Tại những ngôi chùa, bộ bát bửu được thể hiện dưới những hình thức khác nhau: Lá đề, tù và, tàn lọng, cờ, hoa sen, nậm nước cam lộ, cá và dây kết nút. Hay là bánh xe pháp luân, tù và ốc, tàn lọng, hoa sen, chữ “vạn”, độc lư bốn chân và dây kết nút.
Biểu tượng bát bửu trong chùa sẽ khác với bát bửu trong nho giáo và trong thờ tự
- Hình ảnh lá đề tượng trưng cho sự giác ngộ
- Hoa sen biểu tượng cho ước muốn về miền cực lạc
- Bánh xe pháp biểu trưng cho sự nghiệp chuyển pháp luân của đức Phật
- Hình chữ “vạn” biểu trưng cho sự tươi đẹp, công đức viên mãn, cũng có nghĩa là hải vân cát tường
- Hình ảnh nút dây có bố cục thiết kế chặt chẽ, hoạ tiết hoa văn mềm mại.
- Hình ảnh bình nước cam lộ biểu trưng cho sự cứu độ chúng sinh của Đức Phật Như Lai
Những bộ bát bửu bằng đồng được ưa chuộng hiện nay
Trên thị trường hiện nay có 2 loại bộ bát bửu đồng phổ biến chính là loại cỡ nhỏ và cỡ lớn
Bộ bát bửu cỡ nhỏ: thông thường được chế tác hoàn toàn từ chất liệu đồng vàng với độ tinh khiết cao và có kích thước dao động khoảng từ 30cm. Bởi có kích cỡ nhỏ gọn và kiểu dáng thiết kế sang trọng tinh xảo nên bộ bát bửu được nhiều gia đình mua để trưng bày trên bàn thờ gia tiên.
Bộ bát bửu cỡ lớn: sản phẩm có kích thước lớn hơn cũng sẽ tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng. Thông thường sẽ có 3 phần chính là phần lưỡi được chạm khắc tinh xảo từ đồng nguyên chất và phần cán, giá đỡ được làm từ chất liệu gỗ. Dòng sản phẩm cao cấp còn có thể được dát vàng ở phần lưỡi sản phẩm để tăng thêm độ bền và tính thẩm mỹ, giá trị cho vật phẩm.
Lưu ý khi trưng bày bộ bát bửu bằng đồng
Bộ bát bửu đồng có kích thước nhỏ nên được treo trên giá thường được trưng bày ở chính giữa bàn thờ gia tiên hoặc bàn thờ trong đình, đền,...và được đặt tại phía sau lư đồng thờ cúng.
Đối với bộ kích thước lớn sẽ thường được bày trí tại phòng thờ gia đình hoặc ở gian giữa và theo thế thẳng đứng và cắm trên hai giá.