Hướng dẫn cách cúng cho thai nhi bị sảy

06/10/2023 11:16

Đối với những thai nhi không may bị sảy thì vong hồn có thể vấn vương, chưa siêu thoát đi đầu thai kiếp khác mà vẫn ở bên bố mẹ. Cha mẹ càng đau buồn, càng vẫn vương thì vong hồn của bé càng quyến luyến, khó siêu thoát. Chính vì thế, cha mẹ cần phải biết cách cúng cho thai nhi bị sảy để sớm được siêu thoát, đi đầu sanh kiếp khác. Bài viết dưới đây, đồ đồng Thiên Phúc sẽ hướng dẫn chuẩn bị lễ vật, văn khấn và cách cúng cho thai nhi bị sảy, mời quý bạn đọc cùng theo dõi!

Tìm hiểu về vong linh thai nhi

Vong linh thai nhi hay còn gọi là vong bé đỏ, vì đây là linh hồn sinh linh vừa hình thành đã không may chết yểu, không được hưởng cuộc sống trọn vẹn như người bình thường. Theo tâm linh, vong hồn thai nhi chỉ là bóng mờ cõi âm chứ chưa thành hồn ma, được chia thành 3 trường hợp:

Vong hồn thai nhi mượn cửa: đây là tâm nguyện kiếp trước của bé là đi hầu cận sớm, linh hồn mượn cửa này tu tiền kiếp tạo phúc đức cho kiếp người, thông thường, trường hợp này là vô tình sảy thai mà người mẹ không biết.

Tìm hiểu về vong linh thai nhi
Tìm hiểu về vong linh thai nhi

Vong hồn thai nhi tới số: số kiếp của bé đã bị tội không được sống cùng với cha mẹ. Trường hợp này là do bé bị phá vì nạo thai hoặc sảy thai, thai quá yếu nên không giữ được. Ở trường hợp này, số kiếp đã định sẵn không thể được sinh ra.

Vong hồn thai bị oan: đây là trường hợp có nguồn gốc xuất phát từ người lớn, thai vẫn phát triển bình thường khỏe mạnh nhưng vì lý do nào đó mà bỏ đi. Vong linh có sức sống mãnh liệt nhưng bị cha mẹ từ bỏ nên không siêu thoát được, trở nên hận thù và tìm đến bố mẹ để trả thù.

Xem thêm: Mâm Cơm Cúng Bốc Bát Hương Gồm Những Gì?

Vì sao nên thực hiện nghi lễ cúng vong thai nhi?

Có nhiều lý do chủ quan và khách quan khiến cho đứa bé không thể chào đời. Linh hồn này sẽ sinh lòng oán hận, trách bố mẹ đã vô tâm, rời bỏ mình. Bên cạnh đó, những vong linh này còn đang lang thang, lâu ngày không có ai cúng thì sẽ trở thành quỷ dữ và trở về quấy rầy, trả thù gia đình.

Vì thế, khi đứa bé bị bỏ hoặc đã mất thì phải thực hiện lễ cúng sao cho linh hồn sớm được siêu thoát, bên cạnh đó, bố mẹ cũng được thanh thản, phần nào vơi đi cảm giác tội lỗi, oán hận bản thân.
Lễ cúng vong nhi bị sảy có thể thực hiện ở nhà hoặc ở chùa.

Vì sao nên thực hiện nghi lễ cúng vong thai nhi?
Vì sao nên thực hiện nghi lễ cúng vong thai nhi?

Chuẩn bị lễ vật cho nghi thức cúng vong thai nhi tại nhà

Gia đình cần chuẩn bị lễ vật đầy đủ, tươm tất, tùy thuộc vào điều kiện gia đình và phong tục tập quán địa phương, nhưng nhất định phải thành tâm. Lễ vật cơ bản gồm:

  • Hoa tươi, trái cây, vàng mã, hương, đèn
  • Rượu, nước
  • Bánh kẹo, sữa, đồ chơi, quần áo sơ sinh bằng giấy, vàng mã

Xem thêm: Ý nghĩa của cúng thất tuần và cách cúng thất tuần chuẩn

Hướng dẫn cách cúng cho thai nhi bị sảy

Để tạo phước cho vong linh cũng như tích đức cho người sống thì bố mẹ nên chuẩn bị mâm cúng chay. Nên thực hiện cúng cho thai nhi bị sảy càng sớm sẽ càng tốt.

Khi thực hiện nghi lễ, thắp 3 nén nhang sau đó đọc văn khấn. Khi nhang đã cháy được 1 nửa thì mang quần áo và đồ chơi đi hóa, không nên đốt nhiều vàng mã cho vong linh. Tiếp đó, bố mẹ đổ từ từ sữa xuống đất giống như đang cho con uống sữa.

Bố mẹ không nên khóc quá nhiều để con ra đi được thanh thản, tránh việc vong nhi quyến luyến. Gia đình nên thành tâm siêu độ cho con, thường xuyên phóng sinh, làm điều thiện để vong linh sớm buông bỏ trần thế và siêu thoát.

Không nên cúng quá nhiều cho vong linh tại nhà, điều này sẽ khiến vong linh bám theo bố mẹ không chịu đi đầu thai.

Văn khấn cho thai nhi bị sảy

OM AH HUNG Xin nhờ lửa làm tan chảy không còn sót những món diệu dục đơn giản nhưng quí giá này hóa một đám mây vô tận trong không gian thành một tiệc cúng dường không chấp trước, xin cho con dâng cúng lên chín phương Trời mười Phương Phật chư Phật mười phương.

Hôm nay là ngày… tháng… năm… Tín chủ con là… ở tại số nhà… thành kính dâng lên cúng dường Chư Phật mong Chư Phật ban phước cho toàn thể chúng sinh không chừa sót một ai những điều an lành nhất. Con cũng xin nhờ vào tiệc cúng dường này, ánh sáng từ bi và trí tuệ của Chư phật sẽ hiện hữu trong tâm con và tất cả mọi người đồng thời chiếu sáng tất thảy các cõi khác để tất thảy hướng về Phật Pháp. Con nguyện với lòng thành tâm của mình trước Chư Phật xin được sám hối mọi lỗi lầm do thân khẩu ý con đã phạm phải từ trước tới nay.

Con xin cúng dường tới các chư thiên, thiện thần, hộ pháp mong các ngài che chở cho con cùng gia đình luôn an lành, thoát khỏi mọi thế lực xấu và ác của cõi dương và cõi âm.

Con cũng xin được nhờ vào lễ hỏa cúng này, hồi hướng cầu siêu cho tất cả các chúng sinh không chừa sót một ai đang lang thang trong cõi thân trung ấm hay cõi âm để họ bớt sợ hãi, đau khổ và nhanh chóng được chuyển nghiệp. Con cầu xin được cầu siêu cho cửu huyền thất tổ gia tiên gia tộc họ… cho cha…, mẹ… hay…. được hoan hỉ và sớm siêu thoát về nơi cực lạc hay cõi an lành khác”.

Đến đây, hoá vàng đồ cúng cho thai nhi … rồi khấn tiếp:

Đặc biệt con xin được thành tâm sám hối cho nghiệp sát con phạm phải đối với các hài nhi đã từng kết duyên cùng con mà con chối bỏ. Cầu mong các hài nhi tha thứ và xóa bỏ mọi tâm tư oán hờn gây chướng ngại tới con, cầu mong các vong nhi buông bỏ và sớm chuyển đầu thai vào các cõi an lành mới. Cầu mong tất cả các vong nhi khác cũng đều hoan hỉ và siêu thoát như vậy.

Con nguyện sẽ gắng làm những điều thiện để hồi hướng, trợ duyên cho các vong nhi sớm được siêu thoát (nguyện thêm gì tùy tâm khấn ra…). Cầu mong cho lời nguyện lành của con được thành sự thật.

Nếu đã tu thì đọc mật chú, nếu không biết thì đọc thần chú sáu âm của Bồ tát Quán Thế Âm “OM MA NI PADE ME HUM” 108 lần (Cách đọc: “ôm ma ni pát đờ (đờ đọc thầm âm gió) mê hum”.

Sau khi cúng xong, hãy nói tiếp phần này

Lễ hỏa cúng đến đây là kết thúc, xin được mời các ngài và các chư vị an tọa về nơi trụ xứ của mình và chỉ trở lại khi gia chủ có lời thỉnh mời. Xin các vong hãy hoan hỷ đón nhận tấm lòng thành của gia chủ mà sớm được siêu thoát”. Cũng xin che chở cho gia chủ mọi sự được tốt đẹp an lành. Gia chủ xin cảm tạ. 

(Văn khấn vong linh trích trong sách “Văn khấn cổ truyền Việt Nam”)

 

Những lưu ý trong cách cúng cho thai nhi bị sảy

Để thể hiện sự thành tâm đối với các vong nhi, nghi lễ cúng vong linh tại nhà cần phải lưu ý những điều sau đây:

  • Nghi thức cúng thai nhi bị sảy phải được thực hiện càng sớm càng tốt
  • Bố mẹ vong nhi phải có mặt trong buổi lễ cúng, không được khóc lóc, tránh vong nhi thương tiếc lưu luyến mà ở lại không chuyển kiếp.
  • Mâm cúng chuẩn bị cho vong nhi phải là mâm cúng chay, không được cúng quá nhiều vàng mã.
  • Sau khi thắp 3 nén hương, cháy được ½ nén thì tiến hành làm lễ hóa vàng, quần áo giấy, rồi đổ sữa tươi xuống đất.
  • Không nên thực hiện cúng vong thai nhi quá nhiều, vì như vậy sẽ khiến vong nhi bám cha mẹ, không đi siêu thoát.

 

Trên đây, đồ đồng Thiên Phúc đã hướng dẫn chi tiết cách cúng cho thai nhi bị sảy, hy vọng bài viết đã đem đến những kiến thức hữu ích cho quý bạn đọc.

Share
Thêm vào giỏ hàng thành công
Đăng ký nhận tin
Kết nối với chúng tôi
Royal Thiên Phúc
  • Cơ sở 1: 663 Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội​
  • Cơ sở 2: Số 9 B1 Nguyễn Cảnh Dị, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội​
  • Cơ sở 3: 121B Nguyễn Văn Trỗi , P12 , Quận Phú Nhuận - TP.HCM​
  • Xưởng sản xuất: Khu A – Thị Trấn Lâm – Ý Yên – Nam Định​
  • Hotline: 0947.90.6666
  • Email: royal.thienphuc@gmail.com
Để lại số điện thoại để được ưu đãi 30%
Bản đồ
Zalo Chat