Tìm hiểu cách gõ chuông khi thắp hương tại nhà chuẩn nhất

26/09/2023 10:29

Chuông và mõ là hai pháp khí quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt trong Phật giáo. Thông thường, chuông và mõ được sử dụng trong việc cúng bái hàng ngày, nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng đúng. Hôm nay, đồ đồng Thiên Phúc sẽ hướng dẫn cách gõ chuông khi thắp hương tại nhà chuẩn nhất, mời quý bạn đọc cùng đón xem.

Ý nghĩa việc gõ chuông khi thắp hương

Chuông là pháp khí quan trọng trong Phật giáo, thường thấy tại các đình, chùa, miếu. Chuông có nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào tính chất của buổi lễ mà sử dụng. Đối với việc thắp hương tại gia, chuông được sử dụng gọi là chuông gia trì. Người thực hiện việc đánh chuông là Duy na.

Tiếng chuông với âm thanh trầm bổng, thánh thót, vang vọng một không gian rộng lớn có tác dụng làm tăng thêm sự trang nghiêm, tôn kính cho nghi thức thờ cúng, đồng thời cũng thể hiện sự thành kính đối với các bậc bề trên.

Ý nghĩa chính của việc gõ chuông khi thắp hương:

  • Thay lời thông báo: Tiếng chuông như một lời thông báo đến các vị thần linh, tổ tiên rằng con cháu đang thực hiện nghi lễ thờ cúng. Âm thanh của chuông giúp kết nối giữa thế giới hữu hình và vô hình, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao tiếp tâm linh.
  • Tạo không khí trang nghiêm: Tiếng chuông trầm ấm, ngân nga giúp tạo nên một không gian thờ cúng trang nghiêm, thanh tịnh, giúp tâm hồn con người trở nên lắng đọng và tập trung hơn trong việc cầu nguyện.
  • Trừ tà, xua đuổi tà khí: Theo quan niệm dân gian, tiếng chuông có khả năng trừ tà, xua đuổi tà khí, mang lại bình an và may mắn cho gia đình.
  • Tỉnh thức tâm linh: Tiếng chuông còn có ý nghĩa giúp con người tỉnh thức về tâm linh, nhắc nhở về những giá trị cao đẹp trong cuộc sống.
  • Thể hiện lòng thành kính: Việc gõ chuông thể hiện lòng thành kính, sự tôn trọng của con cháu đối với tổ tiên và thần linh.

Hiện nay, có rất nhiều người tìm hiểu về cách gõ chuông khi thắp hương tại nhà đúng bởi họ hy vọng có thể lĩnh hội được chân lý Phật pháp. Thông qua tiếng chuông, giúp giác ngộ, thức tỉnh mỗi con người, hướng đến cái thiện, từ bi, hỷ xả, vị thần, loại bỏ những tham lam, sân si. Khi tiếng chuông vang vọng cất lên, sẽ cảm nhận được sự thanh tịnh của tâm hồn, mọi mệt mỏi, áp lực sẽ được tan biến.

Xem thêm: Có Nên Dùng Bát Hương Bằng Đồng Không?

Ý nghĩa việc gõ chuông khi thắp hương
Ý nghĩa việc gõ chuông khi thắp hương

Hướng dẫn cách gõ chuông khi thắp hương tại nhà đúng cách

Khi thực hiện nghi thức thắp hương, việc gia chủ cần làm trước tiên đó chính là chỉnh trang phục, đầu tóc gọn gàng. Tiếp theo sẽ dọn dẹp bàn thờ, đĩa thờ, không gian xung quanh, sau đó mới dâng lễ và hoa lên.

Người thực hiện gõ chuông phải có kinh nghiệm cụ thể, như vậy mới đảm bảo được chuông có âm lượng vang vừa đủ, không quá lớn hay quá nhỏ, âm thanh chuẩn, trong trẻo hòa cùng tiếng người tụng kinh.

Hướng dẫn cách gõ chuông khi thắp hương tại nhà đúng cách
Hướng dẫn cách gõ chuông khi thắp hương tại nhà đúng cách

Thực hiện khai chuông, bắt đầu nghi thức

Sau khi thực hiện lễ Phật, người chủ trì buổi lễ sẽ ngồi xuống khu vực trung tâm, ngay trước bàn thờ tại gia. Lúc ngày người đánh chuông sẽ bắt đầu buổi tụng kinh.

Cách gõ chuông khi thắp hương tại nhà được thực hiện theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Thỉnh 3 lần chuông đánh liên tiếp
  • Bước 2: Gõ tiếp 7 tiếng mõ, chi thành 3 nhịp gồm 4 tiếng đầu có độ ngắt quãng vừa đủ, 2 tiếng tiếp theo đánh liên tục và 1 tiếng cuối đánh cách khoảng vài giây.
  • Bước 3: Thỉnh chuông và gõ mõ đan xen nhau, tổng cộng 3 lần thỉnh chuông rồi đến gõ mõ. Lần 4,5,6 chỉ đánh chuông nhưng phải gõ liên tục, dính liền với nhau. Lần gõ thứ 7 là nhịp rời.
  • Bước 4: Khai chuông kết thúc bằng việc giật chuông

Xem thêm: Thủ tục chuyển bát hương sang nhà mới

Thực hiện khai chuông, bắt đầu nghi thức
Thực hiện khai chuông, bắt đầu nghi thức

Hướng dẫn tụng niệm khi thắp hương tại nhà 

Sau khi hoàn thành nghi thức khai mõ chuông, chủ trì buổi lễ sẽ tiếp tục tiến hành tụng niệm. Thông thường, việc đọc kinh từng chữ tương ứng với một tiếng gõ. Nhưng gia chủ cần phải lưu ý những nguyên tắc sau đây:

  • Tiếng kinh đầu tiên không gõ chuông, bắt đầu gõ chuông từ tiếng kinh thứ 2 trở đi
  • Không gõ mõ ở tiếng kinh thứ 3
  • Từ tiếng kinh thứ 4 thứ 5 thực hiện gõ đều đặn.
  • Tùy thuộc vào loại kinh tụng mà có tốc độ, nhịp điệu gõ chuông khác nhau:
  • Đối với kinh bộ: nhịp gõ phải đều đặn, nhịp nhanh dần đều
  • Đối với tụng kinh thần chú: nhịp gõ nhanh và gấp
  • Đối với kinh sám hối: tốc độ gõ phải chậm và đều
  • Sau khi chấm dứt bài kinh, người gõ phải giảm dần tốc độ, tiếng gõ mõ lúc này chậm dần, 2 tiếng áp cuối cùng dính liền nhau và thêm 1 tiếng gõ rời cuối cùng. Cuối cùng, thỉnh 1 tiếng chuông để kết thúc nghi lễ tụng kinh.

Để có thể thực hiện nhuần nhuyễn cách gõ chuông khi thắp hương tại nhà bạn cần tập luyện thường xuyên, đảm bảo được nhịp độ, có như vậy thì âm lượng, tiếng chuông mới vang, trầm bổng  và thể hiện được sự tôn nghiêm. Hy vọng qua bài viết, quý bạn đọc đã biết cách gõ chuông khi thắp hương tại nhà đúng cách.

Share
Thêm vào giỏ hàng thành công
Đăng ký nhận tin
Kết nối với chúng tôi
Royal Thiên Phúc
  • Cơ sở 1: 663 Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội​
  • Cơ sở 2: Số 9 B1 Nguyễn Cảnh Dị, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội​
  • Cơ sở 3: 121B Nguyễn Văn Trỗi , P12 , Quận Phú Nhuận - TP.HCM​
  • Xưởng sản xuất: Khu A – Thị Trấn Lâm – Ý Yên – Nam Định​
  • Hotline: 0947.90.6666
  • Email: royal.thienphuc@gmail.com
Để lại số điện thoại để được ưu đãi 30%
Bản đồ
Zalo Chat