Hướng dẫn cách làm mâm cơm cúng đơn giản chuẩn phong tục cổ truyền

19/09/2023 15:35

Trong mỗi dịp lễ Tết hay giỗ chạp, mâm cơm cúng là vật phẩm không thể thiếu dâng lên bàn thờ gia tiên. Cỗ cúng của người Việt Nam lại rất đa dạng và phong phú. Mỗi tùy thuộc vào mỗi vùng miền, điều kiện mỗi gia đình mà khác nhau trong việc chuẩn bị mâm cơm cúng. Tuy nhiên, mâm cơm cúng dù đơn giản hay cầu kỳ thì cũng đều phải được chuẩn bị một cách chỉn chu, đầy đủ nhất. Bài viết dưới đây, đồ đồng Thiên Phúc sẽ hướng dẫn cách làm mâm cơm cúng chuẩn phong tục cổ truyền, hy vọng sẽ mang tới nhiều kiến thức bổ ích cho quý bạn đọc.

Ý nghĩa mâm cơm cúng trong văn hóa tín ngưỡng người Việt Nam

Trong văn hóa phương Đông cũng như truyền thống của người Việt Nam, bàn thờ là nơi linh thiêng, thể hiện lòng biết ơn, sự tưởng nhớ của con cháu đối với tổ tiên, những thế hệ đi trước. Việc thờ phụng, cúng bái cũng chính là thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.

Vào mỗi dịp lễ Tết hay giỗ chạp, con cháu thường chuẩn bị những mâm cơm cúng đầy đủ, thịnh soạn để dâng lên bàn thờ tổ tiên. Có thể nói, mâm cơm cúng trên bàn thờ mang một ý nghĩa sâu sắc, chứa đựng lòng thành kính của con cháu dâng lên đất trời, thần linh và tổ tiên.

Một mâm cơm cúng không cần phải chuẩn bị quá cầu kỳ, nhưng cần đầy đủ và thịnh soạn hơn ngày thường. Không chỉ chú trọng vào các món ăn, việc chuẩn bị các vật phẩm dâng lên bàn thờ như mâm ngũ quả, hoa tươi, hương, rượu, vàng mã,... cũng cần được chú trọng.

Ý nghĩa mâm cơm cúng trong văn hóa tín ngưỡng người Việt Nam
Ý nghĩa mâm cơm cúng trong văn hóa tín ngưỡng người Việt Nam

Những điều lưu ý khi chuẩn bị mâm cơm cúng đơn giản

Mâm cơm cúng là cầu nối giữa thế giới hiện tại và thế giới tâm linh. Việc chuẩn bị mâm cơm cúng chu đáo giúp ta cảm thấy yên tâm hơn và nhận được nhiều phúc lành. Dưới đây là những lưu ý khi chuẩn bị mâm cơm cúng, mời bạn đọc cùng tham khảo:

  • Khi lựa chọn đồ chuẩn bị cơm cúng, nên chọn vật phẩm tươi, ngon, tránh lựa chọn những sản phẩm héo, hỏng.
  • Trong quá trình nấu, không nêm hay ăn thử những món ăn đang chế biến để dâng lên bàn thờ, điều là là cấm kỵ chung vì nó sẽ gây ảnh hưởng tới nghi lễ cúng.
  • Thực đơn mâm cỗ không được có món sống, có mùi tanh.
  • Tất cả các mâm cỗ, dù là ngày lễ hay ngày giỗ thì cũng đều phải có cơm trắng, gạo và muối.
  • Phòng thờ: cần được giữ sạch sẽ, trang nghiêm và yên tĩnh. Tránh để phòng thờ bị lộn xộn hoặc có quá nhiều đồ đạc không liên quan. Bàn thờ cũng cần được lau dọn thường xuyên, đặc biệt trước các ngày lễ cúng hay giỗ chạp. Việc dọn dẹp phải cẩn thận, nhẹ nhàng, tránh làm đổ, xê dịch bát hương hay các vật phẩm thờ cúng.
  • Yếu tố phong thủy trong phòng thờ cũng rất quan trọng, ảnh hưởng đến sự hòa hợp năng lượng và tài lộc của gia chủ. Phòng thờ nên được thiết kế ở vị trí cao ráo, trang trọng, tránh đối diện trực tiếp với cửa ra vào, phòng ngủ hoặc nhà vệ sinh để không làm mất đi sự linh thiêng. Ngoài ra, hướng bàn thờ cũng phải hợp mệnh của gia chủ, thường được đặt ở hướng tốt như Sinh Khí, Thiên Y hoặc Phúc Đức.

Những điều lưu ý khi chuẩn bị mâm cơm cúng đơn giản
Những điều lưu ý khi chuẩn bị mâm cơm cúng đơn giản

Cách làm mâm cơm cúng đơn giản tại nhà, dễ thực hiện

Tùy thuộc vào điều kiện mỗi gia đình, phong tục tập quán vùng miền cũng như ngày lễ cần chuẩn bị cơm cúng là ngày gì, mà có thể lựa chọn cách làm mâm cơm cúng sao cho phù hợp. Dù là một mâm cơm cúng đơn giản thì cũng phải được chuẩn bị bởi sự thành tâm của gia chủ để có thể tươm tất và trọn vẹn nhất. Dưới đây là một số gợi ý cách làm mâm cơm cúng theo từng vùng miền, mời bạn đọc cùng tham khảo

Cách làm mâm cơm cúng miền Bắc

Đối với mâm cơm cúng của người miền Bắc thường đề cao sự đơn giản và tiết kiệm. Mỗi món ăn chuẩn bị chứa đựng sự thành kính, biết ơn của con cháu đối với gia tiên và những người đã khuất trong gia đình. Mỗi mâm cơm cúng có số lượng món ăn nhiều hay ít thì chắc chắn cũng sẽ có những món sau đây:

  • Gà luộc hoặc thịt lợn luộc
  • Xôi: xôi đỗ xanh, xôi trắng hoặc xôi gấc
  • Cơm trắng
  • Trứng gà luộc
  • Bánh chưng
  • Chả nem
  • Chân giò hầm mộc nhĩ, măng khô
  • Thịt đông
  • Dư chưa
  • Miến xào lòng gà hoặc giá đỗ xào thịt
Cách làm mâm cơm cúng miền Bắc
Cách làm mâm cơm cúng miền Bắc

Cách làm mâm cơm cúng miền Trung

Nét văn hóa ẩm thực của người miền Trung không có sự khác biệt khá lớn so với các vùng khác. Các món ăn trong mâm cỗ đơn giản của miền Trung thì cũng giống như các vùng miền khác, nhưng phần trình bày thì có sự cầu kỳ hơn.

Các món ăn thường thấy trong mâm cơm cúng của người miền Trung như:

  • Món canh: canh khổ qua nhồi thịt, canh bún giò heo, canh xương măng, canh củ hầm thịt bò,..
  • Món luộc: thịt lợn luộc, thịt vịt luộc, gà luộc,...
  • Món xào: su su xào lòng gà, lòng gà xào rau củ, đậu cove xào lòng gà
  • Món chiên hoặc nướng: trứng chiên, thịt nướng,...

Xem thêm: Mâm cúng thôi nôi bé trai gồm những gì?

Cách làm mâm cơm cúng miền Trung
Cách làm mâm cơm cúng miền Trung

Cách làm mâm cơm cúng miền Nam

Mâm cơm cúng của người miền Nam gồm những món ăn thân thuộc hàng ngày, phản ánh nếp sống giản dị, cởi mở của người dân nơi đây.

Một số món ăn thường xuất hiện trong mâm cơm cúng như:

  • Món kho: thịt heo kho nước dừa, cá lóc kho tộ
  • Món luộc: thịt heo luộc thái mỏng
  • Món hầm: giò heo hầm tre
  • Mán xào: tôm xào rau, rau cải xào lòng

Cách làm mâm cơm cúng miền Tây

Đối với miền Tây, nơi nổi tiếng với sự phong phú về ẩm thực, chính vì thế, mâm cơm cúng cũng rất đa dạng và bắt mắt.

Một số món ăn thường thấy trong mâm cơm cúng của người miền Tây như:

  • Món luộc: rau luộc, tôm luộc, thịt gà luộc, heo luộc
  • Món kho: cá lóc kho tộ
  • Món canh: mướp đắng nhồi thịt
  • Món lẩu: vịt nấu chao, lẩu cù lao

Cách làm mâm cơm cúng đơn giản, không cầu kỳ nhưng vẫn đầy đủ, trọn vẹn là điều mà các gia đình Việt đều hướng đến. Tự tay chuẩn bị một mâm cơm cúng cũng chính là tấm lòng của bản thân đối với tổ tiên, những người đã khuất trong gia đình. Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc biết cách chuẩn bị một mâm cơm cúng đơn giản nhưng vẫn trọn vẹn đủ đầy.

 

Share
Thêm vào giỏ hàng thành công
Đăng ký nhận tin
Kết nối với chúng tôi
Royal Thiên Phúc
  • Cơ sở 1: 663 Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội​
  • Cơ sở 2: Số 9 B1 Nguyễn Cảnh Dị, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội​
  • Cơ sở 3: 121B Nguyễn Văn Trỗi , P12 , Quận Phú Nhuận - TP.HCM​
  • Xưởng sản xuất: Khu A – Thị Trấn Lâm – Ý Yên – Nam Định​
  • Hotline: 0947.90.6666
  • Email: royal.thienphuc@gmail.com
Để lại số điện thoại để được ưu đãi 30%
Bản đồ
Zalo Chat