Gia Cát Lượng, vị quân sư lỗi lạc của nhà Thục Hán, không chỉ nổi tiếng với tài năng quân sự mà còn được biết đến với khả năng quan sát thiên văn phi thường. Ông đã sử dụng kiến thức về thiên văn học như thế nào để dự đoán tương lai, đưa ra những quyết định chiến lược quan trọng? Hãy cùng khám phá những bí ẩn đằng sau cách xem thiên văn của Khổng Minh.
Gia Cát Lượng xem Thiên Văn, đoán biết sông Trường Giang có sương mù
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung, chúng ta chắc chắn không thể quên mưu kế tài ba “thuyền cỏ mượn tên” của Gia Cát Lượng. Trong trận Xích Bích chống quân Tào tháo, Gia Cát Lượng dùng tài hùng biện thương thuyết Ngô - Thục liên minh, khi ấy, Tào Tháo mang tám mươi vạn quân tiến đánh Đông Ngô.
Lúc bấy giờ, Quân Ngô lực lượng yếu, thiếu thốn về quân tư trang, binh khí cho chiến sĩ. Đại đô đốc thủy quân Đông Ngô lúc này là tướng Chu Du, có lòng dạ hẹp hòi, biết Khổng Minh là người có tài trí hơn người, đem lòng đố kỵ, đã mưu kế mượn việc quân dồn Khổng Minh vào chỗ chết, chiếm vị trí số 1 thiên hạ, hại trừ hậu họa cho quân Đông Ngô.
Chu Du muốn mượn tay Tào Tháo để hại Khổng Minh, hắn giao cho Khổng Minh kỳ hạn mười ngày để hoàn thành mười vạn mũi tên phục vụ cho cuộc chiến. Việc này là hoàn toàn không thể, nhưng Khổng Minh lại cam kết “quân lệnh trạng”, cung cấp đủ mười vạn tiễn trong 3 ngày.
Lỗ Túc là tâm phúc của Chu Du, ngày đêm thăm dò động tĩnh của Khổng Minh, nhưng không hề có biến động gì. Lúc bấy giờ ai cũng lo lắng cho an nguy của Khổng Minh, duy chỉ có Công Cẩn là mừng thầm. Hắn nghĩa Khổng Minh phen này sẽ không thoát tội được.
Tuy nhiên, Khổng Minh đã âm thầm chuẩn bị sẵn mười hai chiếc thuyền nhỏ trên thuyền trở những hình nộm. Đến ngày thứ ba, khi trời rạng sáng thì bỗng thấy trên sông Trường Giang sương mù dày đặc.
Lúc bấy giờ quân lính mới được lệnh của Khổng Minh xuôi thuyền thẳng tiến về phía thủy trại Tào Tháo, vừa chèo vừa trống rong cờ mở reo hò ầm ĩ. Vì sương mù dày đặc nên Tào Tháo chỉ thấy thấp thoáng chục thuyền chiến của Đông Ngô đang tiến gần tới thủy trại.
Trong lúc này, Tào Tháo cho quân phóng tiễn tới tấp về phía quân địch. Mũi tên găm chi chít trên hình nộm cỏ, cho tới rạng sáng, sương mù tan, Khổng Minh cho quân thu binh về trại. Lúc bấy giờ quân thu về đặc thắng reo rò cảm ơn Tào Tháo thường tướng cấp tiễn. Khi này Khổng Minh mới tiết lộ, ông quan sát thiên văn đoán biết được chính xác ngày hôm đó trên sông sẽ có sương mù. Vì thế mới đem tính mạng để đánh cược với Công Cẩn, Chu đô đốc cũng chỉ biết ngậm ngùi và nuốt ấm ức không can tâm.
Gia Cát Lượng làm phép mượn gió Đông, khiến Chu Du tất đố hận ôm lòng
Khi biết tin tám mươi vạn quân Tào chuẩn bị tiến đánh, Lưu Bị vội xuôi sông Trường Giang thân chinh đến Đông Ngô hối thúc Chu Du cùng hợp sức chiến đấu. Về phần Chu Du, hắn liên tục bày mưu tính kế lừa Tào Tháo. Ban đầu Chu Công Cẩn tương kế tựu kế, khiến Tào Tháo trúng kế gian, xử trảm hai tướng thủy binh điêu luyện nhất.
Tiếp đó, nhờ lão tướng Hoàng Cái chịu đòn khổ nhục dụng “mật kế”, sai Hám Trạch dâng thư trá hàng, Bàng Thống cũng khéo léo hiến kế “liên hoàn” lừa Tào A man dùng cây xích sắt cột các thuyền chiến nhỏ lại với nhau thành khối, tiện cho Chu đốc dùng hỏa công.
Chu Du nghe vỡ lẽ, Khổng Minh sớm đã biết hết mọi dự liệu của mình. Khi này Chu đô đốc khẩn khoản xin Khổng Minh bày kế phá Tào Tháo. Khổng Minh đã nói với Chu Du: “Lượng tuy bất tài nhưng may mắn được cao nhân truyền cho phép thuật gọi gió hô mưa, đô đốc cần gió đông nam, thì phải lập “thất tinh đàn” trên núi Nam Bình, tôi sẽ dùng phép mượn gió ba ngày ba đêm để đô đốc dùng binh”.
Khi nghe Gia Cát Lượng nói vậy, Chu Du tức tốc sai người làm theo lời, lập “Thất Tinh Đàn’ trên núi Nam Bình, một mặt chuẩn bị chiến thuyền để tấn công thủy trại Tào Tháo. Nhưng vẫn không quên bày mưu cùng Tử Kính hại Khổng Minh. Đêm đó, Chu Du đợi trong trướng, đứng ngồi không yên, nghi ngờ không biết Khổng Minh có cầu được gió đông nam hay không.
Đến canh ba giờ Tý, quả nhiên có gió đông nam nổi lên cuồn cuộn. Lúc này, Chu Du cho ba quân dùng hỏa công đốt trại Tào. Trong nháy mắt, quân Tào biến thành biển lửa giữa cửa khẩu Tam Giang. Quân Tào hoảng loạn, kêu khóc dẫm lên nhau chạy thoát. Liên quân Lưu - Tôn trong ứng ngoài hợp với tướng Ngô là Hoàng Cái, đánh Tào chạy tan tành. Trận Xích Bích khiến cho quân Tào Tháo thất bại thảm hại, thiên hạ chia làm ba, từ đó thế chân vạc được hình thành.
Lưu Bị khi đóng quân ở Hạ Khẩu, theo lời dặn của Gia Cát Lượng, khi thấy gió nổi thì cho Triệu Tử Long lái chiếc thuyền nhỏ đến núi Nam Bình đón quân sư về.
Bằng cách xem thiên văn của Gia Cát Lượng, ông đã biết ngày hôm đó sẽ có gió đông nam nổi lên. Lập đàn tế không phải để cứu nguy cho Chu Du mà là cứu mình thoát khỏi sự hãm hại của Công Cẩn.
Gia Cát Lượng xem thiên văn, đoán biết Chu Du qua đời
Sau trận Xích Bích, Chu Du đã nhiều lần dụng mưu không qua nổi được sự đoán biết của Khổng Minh, mà còn làm hắn tức lộn ruột gan, thổ huyết ngửa mặt lên trời than “trời sinh ra Du sao còn sinh ra Lượng?” nói đoạn thì ngất đi, qua đời khi mới 36 tuổi.
Vì vậy mà nhiều người cho rằng Gia Cát Lượng đã dùng kế châm chọc Chu Du uất mà chết. Nhưng đó là nhận định sai lầm. Nếu như số mệnh Chu Du chưa tận thì Khổng Minh sẽ không khiêu khích được hắn uất khí mà chết. Gia Cát Lượng đã xem thiên văn thấy ngôi sao tướng tinh rơi xuống và nói “Chu Du chết rồi”.
Lúc hay tin Chu Du đã chết, Không Minh đáp câu hỏi “Chu Du chết rồi, bên ấy giờ ra sao?” của Lưu Huyền Đức rằng: “Người thay Chu Du thống lĩnh binh quyền chắc chắn là Lỗ Túc”.
Khổng Minh xem thiên thạch rơi xuống phía Tây, biết Bàng Thống đã chết, đêm xem thiên văn, biết việc quân không thành
Nhờ cách xem thiên văn của Gia Cát Lượng, ông đã biết rõ kết cục của bàng Thống nhưng không đủ năng lực để xoay chuyển mệnh trời.
Khi Gia cát Lượng ở Kinh Châu để mở tiệc tết thất tịch, mọi người vui vẻ tham gia, nhân tiện bàn việc nhập Xuyên. Bỗng nhiên, phía tây có ngôi sao rớt xuống, ánh sáng hào quang rực sáng, to như cái đấu. Khổng Minh bỗng thất kinh, buông chén xuống, ôm mặt khóc than đau đớn. Ba quan hốt hoảng hỏi nguyên nhân.
Gia Cát Lượng nói “ta đã bấm quẻ Thái Ất, năm nay là năm Quý Tỵ, sao Thiên Cang nằm ở phía Tây, điều đó bất lợi cho quân sư. Lại xem thiên văn thấy sao Thiên Cẩu phạm vào quân ta, sao Thái Bạch lâm vào Lạc Thành, nên đã biên thư dặn công chúa phái hết sức cẩn thận đề phòng. Ai ngờ đêm nay có sao lớn rơi xuống phương Tây, vậy mệnh của Bàng Sĩ Nguyên không xong rồi.
Gia Cát lượng đoán trước mệnh mình “chết cũng là ý trời”, Tư Mã Ý đã biết trước thời hạn tận số của Khổng Minh
Đêm nọ, Gia Cát Lượng sai người dìu ra cửa Bắc xem sao Bắc Đẩu. Ông chỉ ngôi sao chiếu mệnh mình, trông ngôi sao đó u ám, ánh sáng yếu như sắp rụng xuống. Lúc này, Khổng Minh cầm kiếm chỉ lên nó, miệng lẩm bẩm niệm chú. Sau đó, tức khắc quay về trong trướng bất tỉnh.
Vào một đêm xem thiên văn, Tư Mã Ý thấy có một ngôi sao màu đỏ, tảo ánh hào quang màu đỏ, các tia sáng lấp lánh có góc nhọn hình tam giác, di chuyển từ Đông Bắc sang Tây Nam, rồi rơi xuống doanh trại quân Thục, bay lên rớt xuống 3 lần, biểu thị tàng ẩn sư âm. Tư Mã Ý nói với Hạ Hầu Bá: “ta xem thiên văn, thấy tướng tinh đổi ngôi Khổng Minh chắc chắn đang lâm bệnh, sẽ không còn sống được bao lâu”.
Khổng Minh đã biết trước số mệnh của mình, nên gắng sức phò tá nhà Hán.
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, thông qua thiên văn, Khổng Minh còn biết Lưu Bị sắp lìa đời, Quan Vân Trường gặp nạn ở Kinh Châu. Bởi vậy, sinh mệnh mỗi người vốn từ trên thiên thương sắp xếp, khắp chốn nhân gian kẻ tranh người đoạt, kẻ giàu sang nghèo hèn đều ở trong bể khổ và không thoát khỏi cái chết.
Bài viết trên đây, đồ đồng Thiên Phúc đã giới thiệu đến bạn đọc cách xem Thiên Văn của Gia Cát Lượng. Có thể nói, sống trên đời phải tuân theo ý trời, dưới nên hợp lòng người, cần phải hành thiện tích đức, thì sau mới được hưởng phúc báo.