Cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì? Văn cúng Tết Đoan Ngọ

19/09/2023 10:05

Mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm, người Việt Nam khắp nơi lại nô nức đón Tết Đoan Ngọ. Ngoài việc thưởng thức những món ăn ngon, việc cúng lễ cũng là một phần không thể thiếu trong ngày lễ này. Vậy, chúng ta cần chuẩn bị những gì và thực hiện các nghi thức ra sao để lễ cúng được chu đáo và ý nghĩa? Hy vọng qua bài viết, quý bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về ngày lễ Tết truyền thống này của Việt Nam.

Tìm hiểu Tết Đoan Ngọ là gì?

Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là tết Đoan Dương, được tổ chức vào ngày mùng 5/5. Ngày lễ này ở Việt Nam được gọi với cái tên dân dã là Tết Diệt Sâu Bọ. Không chỉ riêng ở Việt Nam, mà ngày lễ này diễn ra ở nhiều nước như Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc. Chính vì thế, ngày này thực chất là phong tục lễ tết Á Đông gắn liền với quan niệm của sự tuần hoàn thời tiết trong năm.

Tết Đoan Ngọ được giải thích như sau: Đoan là mở đầu, Ngọ là giữa trưa, là thời điểm bắt đầu giữa trưa còn dương là mặt trời, là khí dương, Đoan dương nghĩa là bắt đầu khí dương đang thịnh nhất.

Tìm hiểu Tết Đoan Ngọ là gì?
Tìm hiểu Tết Đoan Ngọ là gì?

Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ

Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ trong văn hóa Trung Quốc

Có nhiều người cho rằng, Tết Đoan Ngọ có nguồn gốc từ Trung Quốc, gắn với nhiều câu chuyện ly kỳ. Trong đó, thường được nhắc tới là câu chuyện về vị quan tên Khuất Nguyên.

Chuyện kể rằng, có vị đại thần nước Sở tên Khuất Nguyên, là vị trung thần nước Sở còn tiếng là nhà văn hóa nổi tiếng. Trong một lần ông can ngăn nhà vua không được, lại bị gian thần hãm hại, uất ức nên đã gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn vào ngày 5/2 âm lịch.

Người dẫn thương tiếc sự trung nghĩa cả ông nên làm bánh thả trôi sông để tưởng nhớ Khuất Nguyên.

Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ trong văn hóa Việt Nam

Đối với người Việt Nam, Tết Đoan Ngọ lại có ý nghĩa hoàn toàn khác. Theo tài liệu ghi chép trong Tôn Giáo Chính Phủ cho biết, ngày xưa, vào một vụ mùa bội thu, nông dân ăn mừng nhưng sâu bọ lại kéo đến phá nát mọi thứ.

Người dân lo lắng không biết giải trừ sâu bọ như thế nào, bỗng có một người từ xa tưới tên Đôi Truân. Ông chỉ dân chúng mỗi nhà lập một bàn cúng gồm bánh tro, trái cây sau đó ra trước nhà vận động thể dục. Người dân đã làm theo, chỉ một lúc sau, sâu bọ ngã rã rượi. Chính vì thế, cứ vào ngày mùng 5/5 âm lịch, người dân lại lập bàn thờ để giải trừ sâu bọ và được gọi là ngày “Tết diệt sâu bọ” hay “Tết Đoan Ngọ”.

Như vậy, không thể quan niệm Tết Đoan Ngọ của người Việt là bắt nguồn từ Trung Quốc như nhiều người vẫn lầm tưởng.

Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ trong văn hóa Việt Nam
Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ trong văn hóa Việt Nam

Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ là gì?

Như giới thiệu ở trên, Tết diệt sâu bọ có mang ý nghĩa tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng. Bên cạnh đó, thời điểm này cũng là lúc mà bệnh tật diễn ra trong thời điểm giao mùa. Vì tết Tết Đoan Ngọ còn có ý nghĩa giải trừ bệnh tật, đem đến sức khỏe cho con người.

Người xưa quan niệm rằng, bộ phận tiêu hóa của con người thường có các loại ký sinh gây hại tồn tại không phải lúc nào cũng tiêu diệt được. Vào ngày 5/5, các loại ký sinh này thường ngoi lên và đây chính là thời điểm con người ăn những thứ chua, chát để loại bỏ chúng.

Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ là gì?
Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ là gì?

Cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì?

Vào dịp Tết Đoan Ngọ, người dân không dâng lễ mặn như gà, thịt luộc,... mà thường mâm cúng gồm trái cây và một số sản phẩm đặc trưng.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ gồm những lễ vật cơ bản:

Hoa quả tươi

Hương, vàng mã

Rượu nếp

Bánh tro, cơm rượu nếp, bánh ú

Xôi, chè

Mận và vải là hai loại quả không thể thiếu trong mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ.

Ở miền Bắc, Tết Đoan Ngọ có thêm rượu nếp cái hoa vàng và cơm rượu nếp cẩm. Ngoài ra, rượu nếp và bánh tro còn giúp giải nhiệt cơ thể.

Bánh tro được làm từ gạo nếp ngâm trong nước tro, gói trong lá chuối. Đây là loại bánh ngon, dễ ăn, dễ tiêu, khi ăn nên chấm đường hoặc mật.

Ở miền Trung, người dân cúng Tết Đoan Ngọ thì có thêm thịt vịt, chè kê, cơm rượu.

Ở miền Nam, cúng Tết Đoan Ngọ gồm cơm rượu, bánh ú, chè trôi nước ăn cùng nước đường.

Xem thêm: Tết Hàn Thực cúng gì?

Cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì?
Cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì?

Cúng Tết Đoan Ngọ vào giờ nào?

Khung giờ đẹp nhất để cúng Tết Đoan Ngọ mà gia chủ có thể tham khảo như sau:

  • Giờ đẹp nhất là giờ Giáp Ngọ khoảng từ 11h đến 13h
  • Giờ cúng sớm hơn có giờ Nhâm Thìn từ khoảng 7h đến 9h
  • Giờ cúng muộn hơn có giờ Ất Mùi từ 13h-15h
  • Giờ cúng cuối ngày là giờ Mậu Tuất từ khoảng 19h đến 21h

Xem thêm: Cách Cúng Lễ Tết Thanh Minh Chuẩn

Văn cúng Tết Đoan Ngọ

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương Phật, chư Phật mười phương. Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần. Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân.

Con kính lạy tổ tiên, hiển khảo, hiển tỷ, chư vị hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng tổ khảo, tổ tỷ).

Tín chủ chúng con là... ngụ tại…

Hôm nay là ngày mùng 5/5 âm lịch, nhằm ngày Tết Đoan ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa, trà, quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần, cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ tổ khảo, tổ tỷ, chư vị hương linh, gia tiên nội ngoại họ…, cúi xin các vị thương xót con cháu, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị tiền chủ, hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an, bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).

Những lưu ý trong dịp cúng Tết Đoan Ngọ mùng 5/5 Âm lịch

Nên chọn hoa quả tươi, đẹp để dâng lễ, ưu tiên những loại hoa quả gần gũi, đặc sản của quê hương hay gia đình có sẵn.

Tuyệt đối không ăn trước khi cúng

Khi thực hiện cúng, gia chủ cần phải chỉnh trang gọn gàng, lịch sự để thực hiện nghi lễ được trang nghiêm.

Trong dịp Tết Đoan Ngọ, không nên làm những việc sau đây để tránh xui rủi: tránh tiêu tiền vào những việc không đáng, tránh vứt dép lộn xộn, không mua những vật phẩm có hình dáng kì lạ, không rõ nguồn gốc, hạn chế tới nơi có nguồn năng lượng xấu như bệnh viện, đám tang, nghĩa trang,...

Quan niệm về khí tượng dân gian của người phương Đông, ngày 5/5 là ngày cực dương, ngày nóng nhất trong năm, khi ấy cỏ cây, con người trong hệ sinh thái cũng đạt trạng thái cực dương mạnh. Ngày này, người ta thường có thể đi tìm thảo dược vào đúng giờ Ngọ để hái về làm thuốc.

Bài viết trên đây đã giải đáp chi tiết về nguồn gốc, ý nghĩa và cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì? Hy vọng bài viết đã mang lại nhiều kiến thức hữu ích cho bạn đọc về ngày Tết Đoan Ngọ của Việt Nam.

Share
Thêm vào giỏ hàng thành công
Đăng ký nhận tin
Kết nối với chúng tôi
Royal Thiên Phúc
  • Cơ sở 1: 663 Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội​
  • Cơ sở 2: Số 9 B1 Nguyễn Cảnh Dị, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội​
  • Cơ sở 3: 121B Nguyễn Văn Trỗi , P12 , Quận Phú Nhuận - TP.HCM​
  • Xưởng sản xuất: Khu A – Thị Trấn Lâm – Ý Yên – Nam Định​
  • Hotline: 0947.90.6666
  • Email: royal.thienphuc@gmail.com
Để lại số điện thoại để được ưu đãi 30%
Bản đồ
Zalo Chat