Sắm Lễ Đi Chùa Cần Chuẩn Bị Những Gì?

13/09/2023 10:43

Đi chùa được xem là một nét văn hóa tâm linh không thể thiếu trong đời sống Việt. Đến với chùa để tỏ lòng thành kính, dâng hương, bái Phật,... Nhưng cũng có nhiều gia chủ vẫn đang phân vân không biết đi chùa cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng Đồ đồng Thiên Phúc tham khảo bài viết để có thêm thông tin hữu ích.

Sắm lễ đi chùa cần chuẩn bị những gì?

Nhiều gia chủ thường đặt những câu hỏi “Đi chùa nên mua gì?” hay “đi chùa cần mang những gì?”, “sắm lễ khi đi chùa như thế nào?”,...

Khi gia chủ đi chùa vào những ngày trong năm thì gia chủ cần phải dâng hương hoặc sắm lễ cúng Phật là lễ chay gồm: hương, quả tươi không bị dập, hoa tươi, chè, kẹo,...gia chủ không sắm lễ mặn như cỗ tam sinh bao gồm thịt lợn, gà, giò,... 

Thông thường việc sắm lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu khu vực chùa có thờ tự những vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó mà thôi. Gia chủ tuyệt đối không dâng đặt lễ mặn ở khu Phật (chính điện), nghĩa là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng lễ Phật chay, tịnh. Lễ mặn nhưng cũng đơn giản như gà, giờ, rượu, cau trầu,...cũng thường được đặt tại bàn thờ hoặc điện thờ của Đức Ông là vị thần cai quản toàn bộ công việc của ngôi chùa 

Sắm Lễ Đi Chùa Cần Chuẩn Bị Những Gì?
Sắm lễ đi chùa cần chuẩn bị những gì?
  • Gia chủ không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng lễ Phật tại chùa. Trường hợp nếu có sửa lễ này thì gia chủ đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hoặc đặt tại ban thờ Đức Ông.
  • Tiền âm phủ hoặc hàng mã kiêng đặt ở ban thờ Phật và Bồ Tát và tiền mặt thật gia chủ cũng không nên đặt lên hương án của chính điện. Đối với tiền, vàng công đức gia chủ nên để vào hòm công đức đặt tại chùa. 
  • Chuẩn bị hoa tươi lễ Phật là: hoa sen, hoa huệ, hoa hồng,...gia chủ không nên dùng những loại hoa tạp hoặc hoa dại,...

Trước ngày dâng lễ Phật ở chùa gia chủ cần chay tịnh trong đời sống sinh hoạt hằng ngày chẳng hạn như ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện,...

Tại chùa, mỗi khi tới rằm tháng 7 thì mọi người nên sắm sửa lễ vật đến để cầu siêu cho ông bà, cha mẹ hoặc những người đã khuất, hoặc cho cả cô hồn. Đối với thời tiết này, sắm thêm lễ vật đặc trưng là đồ hàng mã chế tác theo hình vật cúng chúng sinh như bánh đa, khoai, mía,...Tất cả gia chủ hãy dâng đặt ở ban thờ Đức Thánh chứ không đặt ở bàn thờ khác hoặc ban chính điện. 

Tuy nhiên, riêng đối với trường hợp bán khoán cho chùa hoặc làm lễ cầu siêu thì cần gia chủ phải sắm sửa lễ vật theo chỉ dẫn cụ thể của những vị tăng trụ trì tại chùa. 

Xem thêm: Mùng 1 Đi Chùa Khấn Như Thế Nào Hợp Lý?

Sắm Lễ Đi Chùa Cần Chuẩn Bị Những Gì?
Mâm lễ quả đi chùa

Gia chủ đến hành lễ tại chùa cần theo thứ tự như thế nào ?

1. Đặt lễ vật: gia chủ hãy thắp nhang và làm lễ tại ban thờ Đức Ông trước.

2. Tiếp sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông (Đức Chúa) xong thì gia chủ sẽ đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang và thỉnh 3 hồi chuông rồi sau đó làm lễ Chư Phật, Bồ Tát.

3. Sau khi gia chủ đặt lễ ở chính điện xong thì hãy đi thắp hương ở tất cả những ban thờ khác của nhà bái đường. Khi gia chủ thắp hương lên đều có 3 lễ hoặc 5 lễ. Đối với trường hợp nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì hãy đến đặt lễ và dâng hương cầu theo ý nguyện.

4. Cuối cùng thì gia chủ lễ ở nhà thờ tổ (nhà hậu).

5. Cuối buổi lễ, sau khi gia chủ đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi những vị sư, tăng trụ trì và cũng có thể tùy tâm công đức.

Những điều nên và không nên khi đi chùa 

  • Gia chủ không nên chạy qua chạy lại, nói chuyện hay soi xét, ngồi hoặc nằm trong phật đường. Không tùy tiện khạc nhổ, cười đùa,…  xung quanh khu vực phật điện và tam bảo.
  • Vào phật đường, gia chủ đi vòng quanh tượng Phật, khu vực tam bảo và đi từ phải sang trái, niệm hồng danh Phật “A Di Đà Phật” sẽ được hưởng 5 điều phúc đức: hậu sinh đoan chính, đẹp hay lời ăn tiếng nói rõ ràng dễ chịu; hóa sinh thăng thiên và cũng có thể được sinh ra trong gia đình quyền quý hay sinh đạo Niết Bàn.
  • Gia chủ khi sử dụng đồ của chùa như ăn uống, thụ lộc thì nên lưu công đức dù ít, dù nhiều.
  • Không nên mang theo khăn, gậy gộc, bao tay,… vào tam bảo bái Phật. Trường hợp nếu gia chủ lỡ đặt những đồ đạc như vậy trên bàn, trên chiếu hoặc trong góc tam bảo để bái Phật thì mọi công đức tu dưỡng bấy lâu đều tiêu tán. Vì vậy, khi gia chủ đi lễ chùa, tốt nhất không nên mang theo những đồ tùy thân như vậy khi vào tam bảo.
  • Không đứng hoặc quỳ ở chính giữa Phật đường lễ phật. Luôn lưu ý, đó chính là vị trí tối cao của trụ trì, nên quỳ lễ gia chủ hãy chếch sang bên trái hoặc phải một chút.
  • Khi gia chủ đi lễ chùa hãy ăn mặc giản dị, sạch sẽ và lưu ý đặc biệt không mặc váy ngắn, quần cộc, áo hở lưng hở nách,… Nhiều người khi lễ phật, thậm chí có nhiều vị trí nhạy cảm bị lộ ra gây phản cảm, vừa phạm giới uế tạp phật đường mà vừa phạm giới bất kính, khẳng định công quả tiêu tán hết và quả báo vô cùng. Không nên để trẻ em chạy loạn tam bảo, nghịch ngợm những món đồ tế khí, sờ mó tượng phật,…
  • Vào chùa, gia chủ nên dùng Phật danh “A Di Đà Phật” thay tên để mở lời chào trụ trì và tăng ni trong chùa. Khi gia chủ ra về cũng nên dùng câu này để bái biệt, công đức vô lượng, cho cả người vãn cảnh và nhà chùa.
Sắm Lễ Đi Chùa Cần Chuẩn Bị Những Gì?
Những điều nên và không nên khi đi chùa 

Hướng dẫn cách bày lễ ở các ban tại chùa

  • Ở chùa thì ban to nhất lúc nào cũng được đặt ở chính giữa. Nhà chính là ban Tam Bảo thờ Phật, khi đặt lễ ở ban này để cúng dường Chư Phật thì đầy đủ nhất phải gồm có 5 món: hương – nến – hoa – quả - nước. Đối với trường hợp không chuẩn bị được hết thì cũng không có vấn đề gì, cúng dường Chư Phật bằng tấm lòng thành. Tuyệt đối gia chủ không để tiền, vàng, bao gồm cả tiền mặt thật lên trên ban Tam Bảo. Tiền thật nên đặt trực tiếp vào hòm công đức coi như đó chính là tiền cúng dường. Gia chủ tuyệt đối không cúng đồ lễ mặn trong chùa, kể cả đối với ban Đức Ông.
  • Đối với những ban khác trong chùa thì thông thường còn có ban Mẫu và ban Đức Ông, ban Thánh Hiền, ban vong,… tùy thuộc vào mỗi ngôi chùa mà có sắp xếp khác nhau, hầu hết đều có biển ghi đặt ở trước từng ban, gia chủ luôn quan sát trước khi khấn.
  • Về thắp hương thì gia chủ có thể thắp 3 nén, nhưng bây giờ không cho thắp bên trong chùa bởi lí do an toàn, nên gia chủ cứ thắp hương chung ở lư hương to đặt trước cửa chùa, rồi sau đó hãy đi từng ban khấn. Gia chủ cần chú ý ban Tam Bảo thờ Phật lúc nào cũng là to nhất nên nếu gia chủ có chuẩn bị nhiều đồ lễ để bày các ban thì nên ưu tiên sắp sửa cho ban Tam Bảo đẹp mắt và trang trọng nhất. Đồng thời, nếu không muốn cầu kỳ thì gia chủ cũng có thế chỉ cần sắp một đĩa hương hoa quả để duy nhất ở ban Tam Bảo là đủ.
Sắm Lễ Đi Chùa Cần Chuẩn Bị Những Gì?
Hướng dẫn cách bày lễ ở các ban tại chùa

Về khấn vái thì khi gia chủ đi lễ chùa nên chú trọng sám hối, tiếp sau đó hãy nguyện hồi hướng công đức cho oan gia trái chủ, cho người thân và người mất được siêu sinh về Tây phương cực lạc, người sống được mạnh khỏe, an lạc và biết đến phật pháp tăng, tin sâu nhân quả.

Bởi vậy, mỗi nơi phải lễ sao cho đúng, có rất nhiều người nghĩ rằng, khi đi chùa phải “tốt lễ dễ van” để cầu mong được nhiều tài lộc nhưng điều này là hoàn toàn sai. Bởi Phật luôn hướng con người tới Chân - Thiện - Mỹ, từ bỏ được Tham - Sân - Si. Đạo Phật chính là đạo ban vui, ban cho trí tuệ mọi người và giúp mọi người có thể gần gũi nhau hơn.

Phật không cần mâm cao cỗ đầy, chỉ cần chúng ta thành tâm. Bởi thế nên mọi người chỉ cần bông hoa, chén nước vào dâng lễ Phật là đủ. Khi bước vào chùa mọi người sẽ cảm thấy sự lắng đọng và sự bình an.

Nhưng không phải làm cái ác mà lại vào chùa lễ Phật cầu xin sự bình an được. Trong người bình an thì cầu mới bình an. Phật là hướng đạo sư giúp cho con người ta con đường đi đúng đắn, chứ không phải làm ô để che chở.

Vì thế, khi mọi người đến với Phật thì nên thành tâm hướng đến. Người có nhiều thì cung tiến, đóng góp nhiều và người có ít thì đóng góp ít. Việc đóng góp cho Phật cũng không thể quy định theo một quy chế cụ thể nào cả.

Việc sắm lễ đi chùa không chỉ đơn thuần là một nghi thức mà còn là cách để chúng ta thể hiện lòng thành kính, sự biết ơn đối với Tam Bảo. Bằng những lễ vật được chuẩn bị một cách thành tâm, chúng ta gửi gắm những mong ước tốt đẹp cho bản thân và gia đình. Quan trọng hơn cả là tấm lòng thành kính và sự hiểu biết về ý nghĩa của việc đi chùa.

Share
Thêm vào giỏ hàng thành công
Đăng ký nhận tin
Kết nối với chúng tôi
Royal Thiên Phúc
  • Cơ sở 1: 663 Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội​
  • Cơ sở 2: Số 9 B1 Nguyễn Cảnh Dị, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội​
  • Cơ sở 3: 121B Nguyễn Văn Trỗi , P12 , Quận Phú Nhuận - TP.HCM​
  • Xưởng sản xuất: Khu A – Thị Trấn Lâm – Ý Yên – Nam Định​
  • Hotline: 0947.90.6666
  • Email: royal.thienphuc@gmail.com
Để lại số điện thoại để được ưu đãi 30%
Bản đồ
Zalo Chat