Biểu tượng Phật giáo thường được sử dụng nhằm trình bày phương diện triết lý của Đạo Phật. Trong Phật giáo có rất nhiều biểu tượng khác nhau, nhưng thường gặp nhất là: hoa sen, chữ vạn, bánh xe Pháp, stupa, triratana, chattra, lá cờ Dhvaja, con nai, vua rắn Naga. Bài viết dưới đây, đồ đồng Thiên Phúc sẽ giải đáp ý nghĩa từng biểu tượng Phật giáo thường gặp đã nếu ở trên, mời quý Phật tử cùng tham khảo.
Biểu tượng Phật giáo là gì? Nguồn gốc các biểu tượng Phật giáo
Biểu tượng Phật giáo (Buddhist symbolism) là việc sử dụng các biểu tượng như một phương pháp nghệ thuật nhằm trình bày các phương diện triết lý Đạo Phật. Các biểu tượng Phật Giáo ban đầu xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ IV TCN vẫn còn quan trọng cho tới ngày nay và thường gặp tại các chùa, tu viện Phật giáo như: hoa sen, tam bảo, pháp luân và cội bồ đề.
Trong giai đoạn Phật giáo Đại Thừa xuất hiện vào thế kỷ I TCN thì các biểu tượng như chữ Vạn Phật giáo, chày kim cương, tam cát tường và các biểu tượng khác cũng lần lượt ra đời, phải kể đến như các đồ pháp khí, tế lễ, bình bát khất thực, các biểu tượng nhân hình Phật giáo.
Hiệp hội Phật tử Thế Giới khi được thành lập vào năm 1952 đã sử dụng hai biểu tượng gồm Pháp luân và cờ Phật giáo đại diện cho Phật giáo.
Các biểu tượng Phật giáo thường gặp
Biểu tượng chữ Vạn Phật giáo
Chữ Vạn được sử dụng trang trí trên tường chùa, lá bồ đề hay các sản phẩm mỹ thuật. Trong Phật giáo Đại Thừa, chữ vạn là mang ý nghĩa của thánh thiên và tâm linh, là biểu tượng của sự cát tường như ý, sung túc thịnh vượng và trường thọ.
Biểu tượng hoa sen
Hoa sen là loài hoa đại diện cho sự thuần khiết, thanh tịnh, trong sáng, không vướng vận danh lợi của thế trần chứa đựng nguồn năng lượng to lớn . Trong Phật giáo, hoa sen có thể sử dụng tất cả các màu, trừ màu xanh da trời.
Biểu tượng bánh xe Pháp
Đây là chiếc bánh xe đại diện cho công lý. Bánh xe Pháp được chia thành 8 phần, thể hiện cho bát chánh đạo gồm: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh mệnh, chánh nghiệp, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.
Biểu tượng tháp xá lợi hay còn gọi là Stupa
Dấu vết kiến trúc Phật giáo cổ nhất của tháp xá lợi ở Ấn Độ vào thế kỉ 4-1 TCN. Tháp có dạng hình bán cầu, xung quanh có lan can được trang trí bằng những hoạt cảnh của đời sống Đức Phật. Trên đỉnh của tháp là hình tượng chiếc lọng. Tại các nước như Thái Lan, Lào, Miến Điện, Campuchia thì tháp xá lợi có hình dạng bán cầu và có đỉnh nhọn, vì theo tương truyền thì trước khi tịch, Đức Phật được hỏi làm thế nào để bảo tồn tôn kính di thể Phật? Phật đã gấp tư áo cà sa, úp bát khất thực lên rồi đặt gậy chống lên, sau đó đã tịch.
Tháp xá lợi được thu nhỏ dần cho tới đỉnh, bên trong chứa xá lợi của Phật hoặc hài cố của sư trụ trì chùa, tu viện Phật giáo.
Biểu tượng Triratana
Triratana là một thuật ngữ tiếng Pali, có nghĩa là "Ba viên ngọc quý". Trong Phật giáo, Triratana tượng trưng cho ba yếu tố nền tảng mà mọi Phật tử đều nương tựa vào: Phật, Pháp và Tăng.
Đây là biểu tượng cho Tam Bảo. Khi quy y cửa Phật sẽ được gọi là quy y Tam Bảo, có nghĩa là quy Y Phật (mang ý nghĩa người dẫn đường), quy y Pháp (có ý nghĩa là phương pháp diệt khổ của Phật), quy y Tăng (có nghĩa là những người cùng tu hành với mình).
Biểu tượng Chattra
Đây là cái lọng thể hiện sự che chở của bầu trời, bảo vệ khỏi quỷ dữ, cám dỗ. Chiếc lọng này thể hiện cho hoàng gia, đẳng cấp cao có giá trị tinh thần to lớn.
Trong tranh vẽ, hình tượng Phật thường có che lọng đi kèm.
Xem thêm: Nhập niết bàn là gì? Ý nghĩa của niết bàn trong đạo Phật và cuộc sống
Biểu tượng lá cờ Dhvaja
Dhvaja là một thuật ngữ tiếng Phạn có nghĩa là "lá cờ" hoặc "cờ hiệu". Trong Phật giáo và các tôn giáo Ấn Độ khác, lá cờ Dhvaja mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc và thường được sử dụng trong kiến trúc, nghệ thuật và nghi lễ.
Trong lịch sử của Ấn Độ, Dhvaja là lá cờ chiến không thể thiếu trong những cuộc chiến tranh. Tuy nhiên, trong Đạo Phật, lá cờ Dhvaja mang ý nghĩa tượng trưng cho sự chiến thắng của Phật pháp trước quỷ dữ, cám dỗ, đau khổ chống nhân gian. Tại Tây Tạng, lá cờ Dhvaja có cùng ý nghĩa như trên nhưng được dựng trên các tu viện dưới hình dạng trụ đồng.
Hình tượng con nai
Hình tượng con nai thường đi thành cặp, thể hiện cho bài giảng đầu tiên của Đức Phật tại Vườn Lộc Giả cho năm anh em Kiều Trần Như. Bài giảng đầu tiên này của Đức Phật thể hiện con đường Trung Đạo của mình.
Biểu tượng vua rắn Naga
Trong 7 ngày tu đầu tiên của Đức Phật, khi Ngài đang tọa thiền dưới gốc bồ đề thì một cơn mưa trái mùa như trút nước dội xuống, đúng lúc đó có một vị vua rắn Naga bò ra khỏi nơi trú ẩn, cuộn mình thành bảy vòng, nâng Đức Phật lên khỏi dòng nước đang chảy xiết. Ngài rắn Naga dùng bày cái đầu của mình làm thành chiếc tán che chở cho Đức Phật. Vì vậy, hình tượng rắn Naga là hình tượng phổ biến trong văn hóa Khmer và Phật giáo Nam tông.
Bài viết trên đây đồ đồng Thiên Phúc đã giải đáp chi tiết cho quý Phật tử về ý nghĩa của 9 biểu tượng Phật giáo thường gặp trong chùa, tu viện Phật Giáo. Rất mong bài viết đã mang lại những kiến thức hữu ích để quý Phật tử, bạn đọc có thể hiểu hơn về Phật giáo.