Chuyên gia giải đáp: nên thờ tượng Phật nào trong nhà?

18/08/2023 10:11

Việc thờ Phật tại gia là một trong những nét văn hóa tín ngưỡng phổ biến tại Việt Nam. Thờ Phật tại gia không chỉ là cách bày tỏ tấm lòng thành kính với các vị Phật, Bồ Tát mà còn là mong cầu gia đình luôn được bình an. Thờ Phật, Bồ Tát chính là điểm tựa tâm linh vững chắc, giúp chúng ta được chỉ đường soi lối, vượt qua khó khăn, gian nan trong cuộc sống. Tuy vậy, vẫn có nhiều người không biết nên thờ tượng Phật nào trong nhà? Cách an vị, bày trí tượng Phật trong nhà tránh sai sót, phạm vào đại kỵ, bất kính. Bài viết dưới đây của đồ đồng Thiên Phúc sẽ gợi ý giúp bạn trả lời chi tiết cho những thắc mắc trên.

Giải đáp: nên thờ tượng Phật nào trong nhà?

rong Phật giáo, có rất nhiều vị Phật với những đặc điểm và ý nghĩa khác nhau. Mỗi vị Phật tượng trưng cho một phẩm chất, một khía cạnh khác nhau của cuộc sống. Chính vì sự đa dạng này mà việc lựa chọn một vị Phật để thờ cúng trở nên khó khăn hơn. Vậy làm thế nào để chọn được một vị Phật phù hợp với mình và gia đình?

Thờ tượng Phật Thích Ca Mâu Ni

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là giáo chủ của thế giới Ta Bà, là Bổn Sư thị hiện ở thế gian để thực hiện việc truyền chánh pháp, giáo hóa chúng sanh. Ngài thị hiện ở thế gian 8000 lần, trong kinh Phạm Võng có ghi rằng, mỗi lần Ngài đều dùng nhiều phương pháp để giảng kinh thuyết pháp, giúp khai hóa sự mê muội của chúng sinh, đi theo con đường tu thành chánh đạo. Ngài giám từ bỏ cuộc sống vinh hoa phú quý và cả ngai vàng để đi tìm chân lý của cuộc đời, vượt qua bao khó khăn, gian khổ để giác ngộ, giải thoát khỏi thế trần tục, Ngài cũng chính là người đã khai sinh ra Phật giáo. Việc thờ Phật Thích Ca Mâu Ni thể hiện sự giác ngộ của gia chủ, thành tâm hướng thiện, một lòng muốn thoát khỏi thói tham lam, sân si ở đời, cầu cho gia đạo luôn được bình an, hạnh phúc.

Thờ tượng Thích Ca tại gia
Thờ tượng Thích Ca tại gia

Thờ tượng Phật A Di Đà

Đức Phật A Di Đà là vị Phật có công đức và hạnh nguyện quảng đại, Ngài có nhân duyên hóa độ chúng sinh ở thế giới Ta Bà, Ngài cũng chính là giáo chủ của cõi này. Đức Phật A Di Đà dùng ánh sáng trí tuệ và tấm lòng từ bi để hướng con người thoát khỏi kiếp lầm than của khổ, sinh, lão, bệnh, tử. Con người khi chuyên tâm tu tập, thành kính thờ phụng Ngài sẽ được vãng sanh.

Thờ tượng Phật A Di Đà
Thờ tượng Phật A Di Đà

Thờ tượng Phật Dược Sư

Phật Dược Sư là vị giác ngộ có lòng từ bi vĩ đại, Ngài bảo vệ chúng sanh khỏi bệnh tật về cả thể chất lẫn tinh thần, giúp họ vượt qua đau khổ, chướng ngại, khó khăn trong cuộc sống và giúp loại bỏ ba chất độc: vướng mắc, hận thù và vô minh.

Phật Dược Sư không chỉ có sức mạnh trong việc chữa bệnh mà còn giúp tịnh hóa cho cả người sống và người đã mất. Vì thế, gia chủ thờ Phật Dược Sư sẽ có được ánh sáng trí tuệ vượt qua phiền não, vọng tưởng, tham lam sân si gây ra những đau khổ, bệnh tật trong thân và tâm. Chỉ khi nào chúng ta tu được vô lượng trí tuệ thì mới không bị vô minh cản trở, sẽ có được niềm vui, cuộc sống bình an, thanh thản.

Thờ tượng Phật Di Lặc

Phật Di Lặc là vị Phật là vị Phật của tương lai, hiện đang ở cung trời Đâu Suất. Ngài là vị Bồ Tát sẽ xuất hiện trên trái đất khi thế giới hết kiếp giảm thứ chín đến kiếp tăng thứ mười, Ngài sẽ giác ngộ và giảng dạy Phật pháp cho giáo chúng, được chứng ngộ thành Phật.

Phật Di Lặc với hình tượng gương mặt từ bi, luôn tươi cười, lạc quan, thân hình mập mạp, bụng phệ, thể hiện sự phóng khoáng. Thờ phụng tượng Phật Di Lặc tại gia sẽ mang tới may mắn, an lành, xua tan mọi muộn phiền đau khổ trong cuộc sống, cũng như thu hút vượng khí, tài lộc đến cho gia chủ.

Thờ tượng Phật Di Lặc
Thờ tượng Phật Di Lặc

Thờ tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát

Quan Thế Âm Bồ Tát là vị Bồ Tát lớn trong Phật giáo Đại Thừa có đức độ, lòng bao dung, sự từ bi hỷ xả cứu khổ cứu nạn, dẫn dắt con người đi đúng đường. Bồ Tát Quan Thế Âm chiếu khắp cõi chúng sinh để hóa giải những đau khổ, tiếng kêu ai oán của muôn loài, đưa chúng sanh thoát khỏi cõi u minh tăm tối, che chở cho những người phụ nữ sắp sinh nở, giúp họ bình an vượt qua. Những ai cầu con gái, con trai, hiếm muộn Bồ Tát Quan Thế Âm cũng ban phương cho có đinh tử.

Việc thờ tượng Quan Thế Âm Bồ tát tại gia sẽ giúp dẫn dắt con người đi đúng hướng, dẫn lối tư tưởng, tránh có quyết định sai lầm và gia đạo được bình an, yên ấm.

Thờ tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát
Thờ tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát

Thờ bộ tôn tượng Phật tại gia

Bên cạnh thờ tượng độc tôn, nhiều gia chủ lựa chọn thờ bộ tôn tượng Phật như: bộ tượng Tam Thế Phật, bộ tượng Tây Phương Tam Thánh, bộ tượng Đông Phương Tam Thánh, bộ tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh,...

Hướng dẫn thờ tượng Phật tại gia 

Thờ tượng Phật tại gia không phải việc ngẫu hứng tùy thích, việc thờ tự phải xuất phát từ sự thành tâm của mỗi Phật tử, có như thế thì mới được chứng và phù hộ. Gia chủ phải hiểu được việc thờ Phật là mong muốn lĩnh hội được ngọn đèn trí tuệ, được dẫn đường chỉ lối phân biệt đúng sai, một lòng hướng thiện giúp ích cho gia đình, xã hội, chứ không phải cầu ban phước trừ họa, che dấu những điều bất lượng, xấu xa.

Vị trí đặt bàn thờ Phật tại gia cần phải chọn nơi trang trọng, nếu có điều kiện nên có phòng thờ riêng, tránh đặt đối diện hoặc sát vách phòng ngủ, nhà vệ sinh, phòng ăn hay cầu thang, lối đi lại.

Khi thỉnh tượng, gia chủ nên chọn mẫu tượng có hình dáng cân đối, các chi tiết hài hòa, gương mặt toát lên được vẻ từ bi, hỷ xả, tránh lựa chọn những mẫu tượng có diện giận giữ.

Sau khi thỉnh tượng thì đi thẳng về nhà, không ghé qua nơi nào khác, khi về tới nhà thì đặt tượng lên bàn thờ đã chuẩn bị chứ không đặt tạm nơi nào khác.

Tượng sau khi thỉnh gia chủ nên gửi lên chùa để thực hiện lễ khai quang điểm nhãn, rồi sau đó chọn ngày lành tháng tốt để thực hiện an vị tượng.

Trong khi thức an vị tượng, gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm thờ cúng và mâm lễ cúng gồm 3 chén nước sạch, 3 bát cơm trắng, hoa quả, đèn thờ, hương. Sau đó thực hiện sái tịnh bằng cách chuẩn bị một cành hoa nhỏ và một ly nước lọc đặt trên bàn thờ. Nếu như phòng thờ có bàn thờ gia tiên thì nên cúng bàn thờ gia tiên bằng cỗ chay, hoa quả. Sau đó tiến hành nghi lễ an vị tượng, tiến hành theo thứ tự như sau:

Đứng trước bàn thờ Phật và chư tăng trình bạch, nguyện hương

Thực hiện ca ngợi Tam Bảo

Tán dương giáo pháp gồm tán Phật, sái tịnh, nguyện cầu an lành, cúng Phật, sám mười nguyện, chí tâm hồi hướng, phục nguyện, đảnh lễ tam bảo và thực hiện chí tâm hồi hướng.

Quá trình thờ cúng Phật tại gia dâng lễ vật cúng chay, hoa quả tươi, không cúng vàng mã.

Hướng dẫn thờ tượng Phật tại gia 
Hướng dẫn thờ tượng Phật tại gia 

Những lưu ý cần biết khi thờ tượng Phật tại gia

Bên cạnh câu hỏi “nên thờ tượng Phật nào trong nhà?” cũng có rất nhiều gia chủ còn lúng túng trong việc thờ cúng Phật tại gia, dưới đây là những lưu ý gia chủ cần biết khi thờ Phật:

Không thờ chung Phật và Thánh. Thờ gia tiên thì cần bố trí cho ông bà một vị trí đặt bàn thờ phù hợp. Bàn thờ Phật thường sẽ đặt ở vị trí cao nhất, hai bên là các vị Bồ Tát, phía dưới là bàn thờ gia tiên.

Tuyệt đối không đặt bàn thờ Phật trong phòng ngủ, kề sát phòng tắm, nhà vệ sinh, nhà ăn hay những nơi có nhiều người qua lại.

Các vật phẩm thờ cúng phải thường xuyên được lau dọn, chỉ thực hiện “tắm tượng” vào ngày vía Phật.

Hoa quả, trái cây phải được thường xuyên lau mới, tránh việc để đồ hỏng lên bàn thờ Phật, như vậy mới thể hiện được sự tôn kính của chúng ta.

Bài viết trên đây đồ đồng Thiên Phúc đã giải đáp chi tiết cho câu hỏi: “nên thờ tượng Phật nào trong nhà” cũng như hướng dẫn và lưu ý cách thờ cúng Phật tại gia. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho quý bạn đọc nhiều kiến thức hữu ích.

Share
Thêm vào giỏ hàng thành công
Đăng ký nhận tin
Kết nối với chúng tôi
Royal Thiên Phúc
  • Cơ sở 1: 663 Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội​
  • Cơ sở 2: Số 9 B1 Nguyễn Cảnh Dị, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội​
  • Cơ sở 3: 121B Nguyễn Văn Trỗi , P12 , Quận Phú Nhuận - TP.HCM​
  • Xưởng sản xuất: Khu A – Thị Trấn Lâm – Ý Yên – Nam Định​
  • Hotline: 0947.90.6666
  • Email: royal.thienphuc@gmail.com
Để lại số điện thoại để được ưu đãi 30%
Bản đồ
Zalo Chat