Nhập niết bàn là gì? Ý nghĩa của niết bàn trong đạo Phật và cuộc sống

22/08/2023 10:59

Vào ngày Rằm tháng 2 âm lịch hàng năm, các tín đồ Phật giáo lại thành tâm tiết lễ kỷ niệm ngày Đức Phật nhập Niết bàn. Tuy nhiên, có nhiều người vẫn chưa hiểu được khái niệm nhập niết bàn là gì, Niết bàn có ý nghĩa gì trong Phật Giáo? Cùng đồ đồng Thiên Phúc tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Nhập niết bàn là gì?

Trong tiếng Sanskrit “Niết bàn” là Nirvana, tiếng Pali là Nibhana. Học giả Đoàn Trung Còn lý giải về từ này như sau: Niết bàn là cảnh trí của nhà tu hành dứt sạch mọi phiền não và tứ nhận thức rằng mình chẳng còn luyến ái. Còn theo lối chiết tự: Niết là ra khỏi, bàn là rừng, tức là nơi cảnh rừng tăm tối, rừng phiền não,...

Mặc dù có nhiều cách hiểu không đồng nhất, tuy nhiên theo một định nghĩa căn bản chung thì nhập niết bàn có nghĩa là đoạn trừ dục vọng, dứt mọi nghiệp báo luân hồi, xóa bỏ mọi tham lam sân si, đau khổ để tiến vào cõi thanh tịnh tuyệt đối. Đó chính là sự ngưng đọng vĩnh cửu của không gian và thời gian trong cõi tâm linh sâu thẳm của con người. Nhập niết bàn trong Phật giáo không phải là cõi cực lạ mà là trạng thái tâm linh hoàn toàn yên tĩnh, thanh thản, sảng suốt, không dục vọng, xóa bỏ vô minh, chấm dứt đau khổ, muộn phiền.

Có nhiều người khi trả lời cho câu hỏi Niết bàn là gì? thường nghĩ trả lời rằng Niết bàn có nghĩa là chết. Tuy nhiên, nhận định này là hoàn toàn sai. Niết bàn không phải là con người mất đi sinh mạnh và rời bỏ thế gian, mà chỉ cảnh giới cao nhất của người tu đạo có thể đạt được đến cảnh giới giác ngộ tuyệt đối, thoát khỏi mọi tham ái, sân hận, si mê trong cuộc sống và đến với sự bình lặng tuyệt đối.

Nhập Niết Bàn là gì?
Nhập Niết Bàn là gì?

Ngày Đức Phật nhập niết bàn

Theo các ghi chép của Phật giáo, ngày Rằm tháng 2 năm 544 TCN, Đức Phật Thích Ca đã nhập Niết bàn. Theo Thượng Tọa Thích Nhật Từ - Phó Viện trưởng thường trực Học viện Phật Giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh cho hay: vào mùa an cư cuối cùng tại Vaishali, Đức Phật Thích Ca tuyên bố rằng Ngài sẽ nhập Niết bàn vô dư tại Kushinagar khi tròn 80 tuổi, hoàn thành sứ mệnh truyền bá chân lý và đạo đức, khải mê, khai ngộ giúp nhiều người có thể giác ngộ và giải thoát.

Vào ngày Đức Phật Thích Ca nhập niết bàn, khi ấy, giữa rừng cây sa la, bên bờ sông Hiranyawat thuộc Kushinagar, Đức Phật nằm nghiêng mình sang phải, chân trái áp lên chân phải, trong thư thế chánh niệm, làm chủ toàn thân và nhắc nhở các đệ tử của mình rằng: “Này các đệ tử, tất cả pháp hữu vi đều vô thường, hãy tinh tấn, chớ đừng buông lung”. Sau khi nói xong, Đức Phật Thích Ca nhập vào thiền định, vô dư Niết bàn.

Lễ hỏa thiêu Đức Phật Thích Ca được cử hành trọng thể tại Mukut Bandhan, ngôi tháp lớn được xây dựng và về sau được đại đế A Dục trùng tu.

Hiện nay có nhiều cách hiểu về ngày Đức Phật nhập Niết Bàn, nhưng đều có một ý nghĩa chung là sự chấm dứt nghiệp báo luân hồi, đoạn trừ dục vọng, bước vào chốn thanh tịnh tuyệt đối. Có thể nói rằng, nhập Niết bàn là một trạng thái tâm linh hoàn toàn thanh thản,yên tĩnh, sáng suốt, diệt dục ái, chấm dứt mọi đau khổ, ưu tư, phiền não.

Vì vậy, cứ mỗi khi tới ngày Rằm tháng 2 Âm Lịch, các Phật tử thường đến các tự viện Phật giáo tham gia các khóa lễ kỷ niệm. Việc thực hiện cử hành lễ này mang ý nghĩa hồi tưởng  về cuộc đời và đạo nghiệp của Đức Phật Thích Ca, tán dương công hạnh và những giá trị, triết lý bất diệt, phương pháp và con đường giác ngộ, giải thoát mà Ngài đã để lại cho các tín đồ của Phật giáo.

Xem thêm: Khám phá 9 biểu tượng Phật giáo thường gặp

Ngày Đức Phật nhập niết bàn
Ngày Đức Phật nhập niết bàn

Sau khi nhập Niết bàn Đức Phật về đâu?

Các câu hỏi liên quan đến siêu hình như “sau khi nhập Niết Bàn Đức Phật về đâu”, câu hỏi không đưa đến giác ngộ, giải thoát và chuyển hóa khổ đau, Đức Phật không bao giờ trả lời khi Đức Phật còn đang tạ thế. Thế thì chúng ta thấy rằng, việc Đức Phật nhập niết bàn đi về đâu nó không có liên quan gì đến việc mình tu tập để chuyển hóa nỗi khổ niềm đau. Vì vậy, chỉ cần tu tâm dưỡng tánh, lòng hướng theo Phật, thực hành chánh pháp để giác ngộ bản thân mới chính là điều mà các Phật Tử cần quan tâm.

Sau khi nhập Niết bàn Đức Phật về đâu?
Sau khi nhập Niết bàn Đức Phật về đâu?

Niết bàn trong Phật giáo có mấy loại?

Trong Đạo Phật, Niết bàn được chia thành 2 loại là hữu dư Niết Bàn và vô dư Niết Bàn.

Hữu Dư Niết Bàn

Đây là khái niệm trạng thái Niết bàn tương đối, tức là vẫn còn ở thể xác hiện hữu nhưng thân tâm đã thoát khỏi vòng luân hồi, tức là đã tận diệt được 3 loại độc tố là tham, sân, si. Loại Niết Bàn hữu dư này rất khó để phân định, chỉ những người thực sự giác ngộ mới đạt được chân lý này. Đức Phật Thích Ca sau khi thiền định dưới gốc bồ đồ đã đạt cảnh giới Hữu Dư Niết bàn năm Ngài 35 tuổi.

Vô Dư Niết bàn

Vô dư Niết bàn hay còn gọi là nhập niết bàn, nhập diệt, là trạng thái tận diệt của tham, sân, si, những dục vọng, lo âu, đau khổ đều tan biến hết. Để đạt tới vô dư Niết bàn thì trước hết phải chứng được La Hán sau đó dứt bỏ phiền não, dục vọng tuyệt đối. Tiếp sau đó là trạng thái thể xác cũng chấm dứt hoàn toàn, tức là thân tâm đã ở trạng thái thanh tịnh hoàn toàn.

Trong Thành Duy Thức Niết Bàn chia Niết bàn thành 4 loại là Tự Tánh Thanh Tịnh Niết Bàn, Hữu Dư Y Niết Bàn, Vô Dư Y Niết Bàn và Vô Trụ Xứ Niết Bàn. Trong đó, Tự Tánh Thanh tịnh Niết bàn chỉ trạng thái tâm tánh hết thảy của chúng sanh xưa nay thanh tịnh. Vô Trụ Xứ Niết Bàn là cõi Niết bàn lý tưởng của Đại Thừa, chỉ trạng thái của các chư Phật, Bồ Tát chẳng trú vào sanh tử, cũng không nương tựa vào Niết Bàn, với sự từ bi và trí tuệ đầy đủm sống tùy duyên tự tại, nhậm vận vô tác.

Niết bàn trong Phật giáo có mấy loại?
Niết bàn trong Phật giáo có mấy loại?

Niết bàn có ý nghĩa gì đối với cuộc sống?

Không chỉ là một khái niệm trong Phật giáo, Niết bàn còn tồn tại trong chính cuộc sống của chúng ta. Không cần là một Phật tử, chúng ta cũng có thể hướng tâm hồn mình đến với Niết bàn. Trong quá trình rèn luyện, chúng ta sẽ tìm được cách dẹp bỏ đi sự tham lam, sân si, hỉ, nộ, ái ,ố,... hướng tâm hồn đến sự thanh tịnh, bình yên tuyệt đối. Từ đó, mỗi người sẽ tìm được sự bình an, thanh thản trong chính tâm hồn của mình, dù cho gặp những tình huống khó khăn, thách thức như thế nào thì nhân cách và tâm hồn cũng sẽ không hề thay đổi.

  • Mục tiêu tối thượng của cuộc sống: Niết bàn được xem như đích đến cuối cùng của hành trình tu tập, là trạng thái hạnh phúc viên mãn mà con người luôn hướng tới.
  • Giải thoát khỏi khổ đau: Niết bàn giúp con người thoát khỏi những khổ đau vốn có của cuộc sống như sinh, lão, bệnh, tử, chia ly, hội ngộ, cầu mà không được.
  • Thay đổi góc nhìn về cuộc sống: Thay vì bị cuốn vào vòng xoáy của những ham muốn, dục vọng, con người hướng tới sự tĩnh lặng, an lạc bên trong.
  • Sống trọn vẹn từng khoảnh khắc: Niết bàn không phải là một nơi nào đó xa xôi mà là một trạng thái tâm thức có thể đạt được ngay trong cuộc sống hiện tại.
  • Lợi ích cho xã hội: Những người đạt được trạng thái giác ngộ thường dành cả cuộc đời để giúp đỡ người khác, góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.

Bài viết trên đây, đồ đồng Thiên Phúc đã giải đáp chi tiết khái niệm “nhập niết bàn là gì?”, ý nghĩa Niết bàn trong đạo Phật cũng như trong đời sống hàng ngày. Hy vọng bài viết đã đem tới những kiến thức bổ ích đồng thời cũng đã giúp bạn đọc hiểu hơn về những khái niệm trong đạo Phật.

Share
Tin cũ
Thêm vào giỏ hàng thành công
Đăng ký nhận tin
Kết nối với chúng tôi
Royal Thiên Phúc
  • Cơ sở 1: 663 Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội​
  • Cơ sở 2: Số 9 B1 Nguyễn Cảnh Dị, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội​
  • Cơ sở 3: 121B Nguyễn Văn Trỗi , P12 , Quận Phú Nhuận - TP.HCM​
  • Xưởng sản xuất: Khu A – Thị Trấn Lâm – Ý Yên – Nam Định​
  • Hotline: 0947.90.6666
  • Email: royal.thienphuc@gmail.com
Để lại số điện thoại để được ưu đãi 30%
Bản đồ
Zalo Chat