Khám phá hình tượng rồng Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử

08/10/2023 08:56

Từ xa xưa, rồng đã xuất hiện và tồn tại trong tâm thức của người Việt Nam cho tới tận ngày nay với nhiều giai thoại và truyền thuyết linh thiêng. Mệnh danh là “con rồng cháu tiên”,người Việt Nam vô cùng coi trọng và xem như đó là nguồn gốc sinh ra của mình. Rồng là biểu tượng của sự cao quý, sức mạnh vô hạn và sức sống vĩnh hằng. Trong bài viết dưới đây của đồ đồng Thiên Phúc, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hình tượng rồng Việt Nam qua các thời kỳ, rồng Việt Nam có gì khác so với rồng Trung Quốc? Theo dõi ngay bài viết dưới đây để tìm câu trả lời chi tiết nhé!

Đôi nét về lịch sử rồng Việt Nam qua các thời kỳ

Từ xa xưa cho tới nay, rồng được xem là linh thú thiêng liêng, mang ý nghĩa vũ trụ và nhân sinh, là biểu tượng của sức mạnh và tín ngưỡng dân gian. Rồng được sáng tạo thành một hình tượng nghệ thuật và có mặt trong nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống của các vương triều tự chủ thời xa xưa.

Thời xưa, người Việt sống tập trung tại vùng sông nước, bên cạnh các loài chim và họ tôn sùng cá sấu như một linh vật đại diện cho sức mạnh và sự trù phú. Rồng chính là hình tượng thần thánh hoá cá sấu, như một cách tô điểm thêm nhiều chi tiết tưởng tượng nhằm mang ý nghĩa sâu sắc hơn. Hình tượng rồng tồn tại trong tâm thức con người từ thời Văn Lang, Âu Lạc. Rồng Việt Nam có những đặc điểm khác biệt và độc đáo so với các nước châu Á khác.

Qua nhiều thời kỳ cũng như du nhập nền văn hoá khác nhau, rồng Việt Nam vẫn giữ được bản sắc riêng và mang giá trị phổ cập chứ không chỉ dành riêng cho giai cấp thống trị.

Về cơ bản, rồng Việt Nam có những đặc điểm như sau: thân hình như loài rắn, uốn lượn hình sin 12 khúc và tượng trưng cho 12 tháng, vảy nhỏ giống vảy cá chép, đầu có sừng và bờm dài như sư tử, có râu cằm, mắt to, hàm rộng, có răng nanh, đây chính là đặc điểm quan trọng phân biệt rồng Việt Nam và với các nước khác. Đặc biệt nhất, rồng Việt Nam có mào ở mũi, gợn sóng đều đặn chứ không phải như mũi thú giống rồng của các nước khác. Lưỡi của rồng dài và tương đối mảnh, có gan bàn chân của hổ, bụng sò và móng vuốt của chim ưng.

Trong miệng của rồng có ngậm một viên ngọc, mang ý nghĩa tượng trưng cho giá trị nhân văn, tri thức và lòng cao thượng. Đầu rồng hướng lên cao, thể hiện tinh thần tôn trọng, sự uyên bác và sự cao thượng. Hình tượng rồng Việt Nam qua các thời kỳ, triều đại khác nhau mang dấu ấn đặc trưng phù hợp với yêu cầu của từng thời điểm lịch sử xã hội riêng.

Đôi nét về lịch sử rồng Việt Nam qua các thời kỳ
Đôi nét về lịch sử rồng Việt Nam qua các thời kỳ

Xem thêm: Cách đặt ấn rồng trên bàn làm việc

Khám phá chi tiết hình tượng rồng qua các thời kỳ

Rồng là một sinh vật huyền thoại quyền năng, đã in sâu vào tâm thức của người Việt từ bao đời nay. Hình tượng rồng không chỉ xuất hiện trong các truyền thuyết, thần thoại mà còn được thể hiện rõ nét trong nghệ thuật, kiến trúc và văn hóa. Vậy hình tượng rồng đã thay đổi như thế nào qua các thời kỳ? Hãy cùng khám phá hành trình thú vị này.

Hình tượng rồng thời Lý

Hình tượng rồng thời Lý còn được lưu lại tại nhiều công trình kiến trúc như chùa Tích, chùa Dạm, chùa Long Đội, chùa Chương Sơn, chùa Linh Xứng,...Hay di tích rồng thời Lý còn được tìm thấy tại Hoàng Thành Thăng Long trên gốm thời đầu lập đô.

Đặc điểm của rồng thời Lý nổi bật với thân tròn, tương đối dài và không có vảy. Thần rồng uốn khúc mềm mại, uyển chuyển, thuôn dài từ đầu tới chân mang cảm giác thanh thoát. Đầu rồng ngẩng cao, miệng há to, mép trên của miệng không có mũi, kéo dài thành vòi uốn lượn, vuốt nhỏ dần về cuối. Rồng có 1 chiếc răng nanh mọc ra từ cuối hàm và vắt qua vòi méo trên, một số trường hợp răng nanh rất dài, uốn lượn và vươn lên cao hoặc bao bọc viên ngọc sáng.

Thân rồng có một hàng vảy thấp tỉa riêng dọc sống lưng, phần bụng có đốt ngắn như bụng rắn, thân uốn 5 khúc có 4 chân mỗi chân 3 ngón trước và 3 ngón sau. Chân rồng bao giờ cũng đặt ở một vị trí nhất định nào đó, có khuỷu phía sau, móng giống chim.

Thời nhà Lý mới giành được độc lập sau hơn nghìn năm Bắc thuộc nên các nghệ nhân muốn tạo ra hình tượng rồng khác biệt so với Trung Hoa. Tuy nhiên, như miêu tả, ta có thể thấy hình tượng rồng thời Lý giống rắn hơn, nên còn được gọi là “long xà”.

Hình tượng rồng thời Lý
Hình tượng rồng thời Lý

Hình tượng rồng thời Trần

Thời nhà Trần, hình tượng rồng có nhiều biến đổi và không mang nặng ý nghĩa mong ước như thời nhà Lý. Hình tượng dần dần được thay đổi, thêm chi tiết cắp sừng và đôi tay để thể hiện những tư thế tự do hơn, dáng rồng cũng thô hơn nhưng lại uốn lượn rất thoải mái, động tác dứt khoát và mạnh mẽ, không bị kìm kẹp bởi những quy định khắt khe như thời nhà Lý nữa.

Vảy lưng rồng liền mạc và riêng biệt từng chiếc, có hình răng cưa nhọn và chia thành hai tầng. Phần đầu rồng được lược bớt đi một số chi tiết phức tạp, chân ngắn hơn và những túm lông ở khuỷu chân bay theo một chiều nhất định. Thân rồng thời Trần uốn 7 khúc, chân có 5 móng, đầu có thêm sừng và mắt lồi. Phần miệng há rộng và nhe răng thể hiện sự đe dọa nhưng nhiều khi không ngậm ngọc.

Hình tượng rồng thời Trần
Hình tượng rồng thời Trần

Hình tượng rồng thời Lê

Thời nhà Lê, hình tượng rồng có sự thay đổi nhiều, không nhất thiết là phải có mình dài, uốn lượn đều đặn mà có nhiều tư thế khác nhau. Phần đầu rồng thời Lê to, có bờm lớn ngược ra phía sau, mất hẳn mào lửa và có mũi lớn. Mép trên của miệng rồng kéo dài nhưng vuốt gần như thẳng ra, bao quanh là răng cưa xếp thành hình chiếc lá.

Răng nanh rồng thời lê được kéo dài lên phía trên, góc uốn xoắn thừng. Lông rồng kéo dài ra và phần đuôi chếch hẳn về phía sau. Đầu sừng có hai chạc cuộn tròn phía trên lông mày, rồng có râu ngắn và một chân trước thường đưa lên đỡ râu. Cổ rồng nhỏ hơn thân, đây là hình tượng ít thấy ở rồng thời kỳ khác.

Hình tượng rồng thời Lê
Hình tượng rồng thời Lê

Hình tượng rồng thời Nguyễn

Rồng thời nhà Nguyễn mang hình tượng uy nghi, tượng trưng cho sức mạnh thiêng liêng. Nghệ nhân thời này thường sáng tạo với nhiều tư thế rồng khác nhau như ẩn mình trong mây, ngậm chữ thọ, song long chầu nguyệt, … Phần lớn, rồng thời Nguyễn không dài, uốn lượn với độ cong lớn, đầu rồng to, sừng thoải ra phía sau và giống với sừng hươu. Mắt rồng tương đối to, mũi sư tử, miệng có răng nanh sắc nhọn. Vảy trên lưng rồng sắp xếp dài ngắn đều đặn, râu rồng lượn sóng từ mắt và chìa ra cân xứng ở hai bên. Đối với hình tượng rồng khi dùng cho vua thì có năm móng mạnh mẽ, còn quan lại hay tầng lớp quý tộc chỉ có 3 hoặc 4 móng, không có bờm, các chi tiết hoa văn cùng mờ hơn so với rồng cung đình.

Hình tượng rồng thời Nguyễn
Nhãn

Tìm hiểu sự khác biệt giữa rồng Việt Nam và rồng Trung Quốc

Về hình tượng: rồng Việt Nam thường được mô tả với dáng vẻ thanh mảnh, linh hoạt, có thân dẹp. Hình tượng rồng Trung Quốc thường có thân dày, mạnh mẽ, không có cánh, chỉ có vảy.

Về màu sắc và hoạ tiết: Rồng Việt Nam thường có màu sắc tương đối sặc sỡ, phong cách đậm chất Đông Á, nhiều chi tiết sinh động. Rồng Trung Quốc có vảy, hoạ tiết trang nhãn, màu đỏ và vàng tượng trưng cho may mắn và tài lộc.

Về yếu tố văn hoá và lịch sử: Rồng Việt Nam qua các thời kỳ có xuất xứ từ lịch sử và văn hoá Việt Nam, là biểu tượng của sức mạnh, dũng cảm và phú quý. Rồng Trung Quốc có mặt trong văn hoá Trung Quốc hàng nghìn năm, thể hiện quyền lực hoàng tộc và sức mạnh.

Trên đây, đồ đồng Thiên Phúc đã giới thiệu chi tiết cho quý bạn đọc về hình tượng rồng Việt Nam qua các thời kỳ. Tuy rằng hình tượng rồng không còn mang tính thiêng liêng và tối thượng như thời xưa, nhưng rồng Việt Nam dù ở bất kỳ thời điểm nào vẫn luôn là một phần không thể thiếu trong văn hoá người tín ngưỡng, nghệ thuật dân tộc.

 

Share
Thêm vào giỏ hàng thành công
Đăng ký nhận tin
Kết nối với chúng tôi
Royal Thiên Phúc
  • Cơ sở 1: 663 Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội​
  • Cơ sở 2: Số 9 B1 Nguyễn Cảnh Dị, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội​
  • Cơ sở 3: 121B Nguyễn Văn Trỗi , P12 , Quận Phú Nhuận - TP.HCM​
  • Xưởng sản xuất: Khu A – Thị Trấn Lâm – Ý Yên – Nam Định​
  • Hotline: 0947.90.6666
  • Email: royal.thienphuc@gmail.com
Để lại số điện thoại để được ưu đãi 30%
Bản đồ
Zalo Chat