Tín ngưỡng thờ Mẫu tại Việt Nam được rất nhiều người dân quan tâm và tin theo. Tứ Phủ là một trong những thuật ngữ gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu. Nhưng nhiều gia chủ vẫn chưa thực sự hiểu rõ về tứ phủ và tứ phủ gồm những ai ? Để giải đáp, hãy cùng Đồ đồng Thiên Phúc đọc bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích nhé.
Tứ Phủ là gì? Tứ Phủ gồm những ai?
Tứ Phủ là gì?
Tứ Phủ chính là tín ngưỡng văn hóa dân gian phi vật thể của Việt Nam. Tín ngưỡng tứ phủ hiện đã có lịch sử hình thành khoảng hơn 1000 năm. Rất nhiều gia chủ thắc mắc “tứ phủ gồm những phủ nào?” có nhiều thông tin cho rằng tứ phủ chính là nơi làm việc của Quan Âm, Chư vị Thần Linh của 4 phủ: Thiên Phủ, Địa Phủ, Thủy Phủ và Nhạc Phủ.
Những vị thần khâm sai của Tứ phủ được thờ hầu hết tại những ngôi chùa, đền miền Bắc. Đôi khi cũng có những vị Thần thuộc những văn hóa khác được kết nạp. Nữ thần Thiên Y A Na của người Chăm cũng đã được nhập vào hệ thống Tứ phủ và thờ làm Mẫu Thiên. Đồng thời cũng có rất nhiều tài liệu cho rằng ở miền Bắc, Mẫu Thiên lại chính là Liễu Hạnh Công chúa. Bà cũng được coi là Mẫu Địa phủ và là vị Mẫu thứ tư. Tứ phủ chính là khái niệm thường đi liền với Tam phủ - hệ thống ba vị mẫu đệ nhất, đệ nhị và Mẫu đệ tam.
Có tài liệu khác cho rằng hệ thống Tứ phủ được xây dựng từ Tam phủ cộng thêm Mẫu Thiên. Nhưng do tín ngưỡng Việt Nam hầu như chỉ được gìn giữ từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền khẩu mà không hề có bất kỳ tài liệu rõ ràng và ít được nghiên cứu. Bởi vậy có sự đa dạng tùy theo từng vùng và cũng được giải thích theo nhiều hướng khác nhau.
Tứ Phủ gồm những ai?
Khi nhắc tới tín ngưỡng thờ Mẫu hoặc thờ Mẫu Tam - Tứ Phủ thì thường nghĩ ngay tới Tam Tòa Thánh Mẫu, với biểu trưng về những người “mẹ”. Đây cũng chính là những người đóng vai trò xây dựng và bảo vệ cuộc sống gia đình, đất nước và xã hội. Thực tế, đạo Mẫu nói chung còn thờ cả những vị thần nam, thần nữ và những vị thánh Việt Nam.
Trên hệ thống thần linh Tứ Phủ chính là để chỉ hệ thống thần thánh Việt Nam cùng vị trí của họ trong thần diện của tín ngưỡng Tứ Phủ. Những vị trí của các vị Thần không thay đổi quá nhiều gồm:
- Chư Phật
- Vua Cha
- Thánh Mẫu
- Quan Lớn
- Chầu Bà
- Ông Hoàng
- Thánh Cô
- Thánh Cậu
Phía dưới bao giờ còn có Ngũ Hổ và thượng xà có hai Ông Lốt. Bên cạnh đó, còn có quan văn, võ tướng, tả hữu hầu cận cùng ngàn vạn thần binh và thần tướng là bộ hạ của từng vị Thánh trong Tứ phủ và các thần linh bản xứ nơi những Thánh giáng xuống.
- Đại diện hàng chư Phật gồm có Phật Bà Quan Âm ở hàng cao nhất. Tiếp theo sau đó đến Ngọc Hoàng Thượng Đế đại diện cho hàng Tứ Phủ Vua Cha. Hai vị này có nguồn gốc đến từ Trung Quốc. Tuy nhiên, khi thỉnh đồng thông thường người ta không thỉnh Phật Bà và Ngọc Hoàng.
- Tiếp sau Ngọc hoàng là đến hàng Tam Tòa Thánh Mẫu cai quản ba miền với sắc áo đỏ, áo xanh và áo trắng đại diện cho từng cõi. Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên - chính là hóa thân của Mẫu Liễu Hạnh biểu trưng cho cõi trời. Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn biểu trưng cho cõi rừng. Mẫu Đệ Tam Thoải phủ biểu trưng cho cõi nước. Một số tài liệu nghiên cứu có đề cập về Mẫu Đệ Tứ Địa phủ, biểu trưng cho cõi đất. Theo nhiều cơ sở khảo cứu các huyền tích và những bản văn chầu và khoa cúng thì người ta cho rằng trong thần điện của tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ Phủ có bốn vị Thánh Mẫu bao gồm: Thánh Mẫu Cửu Trùng, Thánh Mẫu Thần Chủ (Mẫu Liễu), Mẫu Thoải và Thánh Mẫu Thượng Ngàn.
- Tiếp sau Tam Tòa Thánh Mẫu chính là hàng Ngũ vị Vương Quan, Thập nhị Chầu bà, rồi đến Thập vị Ông Hoàng, các vị Thánh Cô và Thánh Cậu.
Các vị Vương Quan và các Ông Hoàng, họ cũng đều có hóa thân là những nhân vật lừng lẫy, mở mang bờ cõi và bảo vệ quốc thái dân an. Ngoài ra, sự xuất hiện của những vị thần nam thể hiện sự hài hòa âm dương, sự đa dạng và phi cực đoan trong quan điểm của người Việt. Đồng thời, cũng như thể hiện sự phát triển của một tín ngưỡng từ liên quan đến những yếu tố tự nhiên, các sự kiện và nhân vật lịch sử.
4 Tác dụng của hầu đồng tứ phủ
Hầu đồng tứ phủ là một nghi lễ tín ngưỡng trong văn hóa dân gian Việt Nam, liên quan đến tôn giáo dân gian và tín ngưỡng đạo Mẫu.
Hầu đồng tác dụng với xã hội
Theo đạo Mẫu, thờ Mẫu được xem là biểu tượng của mẹ thiên nhiên. Người luôn che chở và giúp mang tới nhiều điều tốt lành. Đức Thánh có nhiệm vụ giúp mọi người biết cách hòa mình với thiên nhiên. Đồng thời, có thể cảm nhận lắng nghe và thấu hiểu vạn vật xung quanh. Nhận thức sẽ dần dần được thay đổi và cũng thôi thúc hành động bảo vệ thiên nhiên, ngăn chặn hành vi không tốt gây ra nhiều thiên tai…
Theo những truyền thuyết từ ngày xưa, lễ hầu đồng còn có tác dụng thể hiện được truyền thống yêu nước của người dân Việt Nam. Trong buổi lễ hầu đồng, khi nhạc chầu văn được cất lên cũng là lúc con người cảm nhận rõ nhất về không gian tâm linh đang hiện ra trước mắt. Không khí trở nên uy nghiêm, trang trọng và cũng mang phần sinh động. Nó giống như một bảo tàng sống thể hiện nền văn hóa tươi đẹp Việt Nam.
Hầu đồng có tác dụng với thanh đồng
Thanh đồng là người thực hiện buổi lễ hầu đồng. Thông thường, chúng ta thấy các cô đồng, cậu đồng có ngoại hình rất xinh đẹp, sáng sửa. Không phải tự nhiên mà những người hầu đồng lại sở hữu may mắn như vậy. Nét đẹp này toát lên khí thế, sự uy nghiêm của những vị thánh.
Khi tham dự một buổi lễ hầu đồng uy nghiêm và linh thiêng, gia chủ sẽ thấy luồng Thánh khí đang bao trùm cả không gian và xung quanh gia chủ. Mục đích của buổi lễ hầu đồng chính là giúp chúng ta có cơ hội quay về cội nguồn và có được cảm giác che chở, yêu thương. Đồng thời, cũng giúp loại bỏ nguồn năng lượng tiêu cực ra khỏi cơ thể, sẵn sàng đón nhận thánh khí để khỏe mạnh và sáng suốt hơn.
Xem thêm: Hầu đồng là gì? Trả mã Tứ Phủ gồm những gì?
Hầu đồng có tác dụng với gia tiên
Không chỉ những thanh đồng mới nhận được lợi ích khi hầu đồng mà cả những người đến tham dự, gia tiên của họ đều có cơ hội nhận được tài lộc và phúc đức. Đó được xem là lý do khi trong nhà có thanh đồng, những người thân và gia tiên sẽ đi theo để hầu hạ ngài.
Còn đối với gia tiên của thanh đồng sẽ mang trách nhiệm giúp đỡ con cháu đi đúng đường đúng hướng. Sau khi con cháu đã có thể hầu thánh thành thạo và biết tu tâm sẽ nhớ ơn gia tiên và quan tâm.
Hầu đồng tác dụng với người tham dự
Trong những buổi lễ hầu đồng, cô đồng và cậu đồng thường tái hiện lại chân dung của các vị Thánh đã từng có công dựng nước, bảo vệ nước trong lịch sử. Họ đều là những người được dân gian tưởng nhớ và ngưỡng mộ, tôn thờ. Các Thánh sẽ nhập hồn vào thể xác của cô đồng để truyền dạy những lời hay lẽ phải, giúp chúng sinh hiểu và cũng có thể vận dụng vào cuộc sống.
Qua đó, con người có thể tu nhân tích đức thành công và cũng có cơ hội thăng hoa cùng với những vị thần tiên. Bên cạnh đó, người có tâm tốt còn may mắn được các ngài ban phước lành, tài lộc và giúp cuộc sống trở nên thuận lợi hơn.
Tín ngưỡng Tứ Phủ không chỉ đơn thuần là một hệ thống tín ngưỡng tâm linh mà còn là một phần không thể thiếu trong văn hóa Việt Nam. Qua việc tìm hiểu về Tứ Phủ, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về đời sống tâm linh, tình cảm và quan niệm của người Việt. Tứ Phủ không chỉ là nơi để cầu nguyện, mà còn là nơi để con người tìm thấy sự an ủi, niềm tin và sự gắn kết cộng đồng.