Ý Nghĩa Việc Thờ Cúng Tổ Tiên Trong Văn Hóa Việt

19/09/2023 15:37

Ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong văn hóa của người Việt đã góp phần tạo nên giá trị nhân văn và rèn luyện đạo đức truyền thông và sống có tình nghĩa, gìn giữ nề nếp gia phong. Hãy cùng Đồ đồng Thiên Phúc tìm hiểu những thông tin hữu ích thông qua bài viết.

Đôi nét tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt 

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên bắt nguồn từ niềm tin và cho rằng linh hồn của người đã khuất vẫn còn hiện hữu trong thế giới này và sẽ làm ảnh hưởng tới đời sống của con cháu. Người Việt luôn tin rằng, khi mất thể xác tiêu tan nhưng linh hồn luôn bất diệt và thường ngự trên bàn thờ để được gần gũi và giúp đỡ con cháu. Những linh hồn luôn theo dõi người thân để phù hộ khi họ gặp nguy khó, mừng khi con cháu gặp may mắn, khuyến khích làm những điều lành và cũng phạt khi họ làm những điều tội lỗi. 

Theo quan niệm, việc thờ cúng tổ tiên sẽ ảnh hưởng đến hành động và cách cư xử của những người còn sống trong gia đình. Họ thường tránh làm những việc xấu bởi sợ người đã khuất buồn. Họ luôn tin rằng trần sao âm vậy, khi sống cần những gì thì mất đi cũng cần những thứ ấy. Bắt đầu từ đó cũng dẫn tới tục thờ cúng, với quan niệm có thế giới vô hình và hữu hình luôn luôn có sự kết nối và thờ cúng chính là môi trường trung gian. 

Ý Nghĩa Việc Thờ Cúng Tổ Tiên Trong Văn Hóa Việt
Đôi nét tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt 

Bên cạnh đó, hình thức thờ cúng tổ tiên chính là biểu hiện của lòng hiếu thảo và luôn nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của tiền nhân và cũng luôn luôn nhớ cội nguồn. Ngoài ra, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt còn xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp. Bắt đầu từ khi xã hội chuyển từ chế độ mẫu hệ và vai trò của người đàn ông được khẳng định trong gia đình. Đối với gia đình, cha mẹ không chỉ nuôi dưỡng chăm sóc con cái từ bé mà cũng phải lo mọi chuyện lớn nhỏ. Bởi vậy, người Việt luôn tôn kính, thờ phụng cha mẹ và ông bà từ đời này sang đời khác.

Ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã thể hiện qua sự tồn tại của thế giới tâm linh và cũng luôn hiện hữu trong cuộc sống của con người. Tục lệ này còn thể hiện bày tỏ lòng biết ơn, lòng thành kính tới đấng sinh thành, nuôi dưỡng của con người và cội nguồn của dân tộc. 

Đồng thời, ý nghĩa của việc thờ cúng tổ tiên cũng đã truyền tải đạo lý “uống nước nhớ nguồn” nhằm luôn nhắc nhở con cháu, thế hệ sau phải biết ơn tới công lao của cha ông mình. Đây được coi là một nét đẹp trong văn hóa lâu đời của người dân Việt Nam.

Ý nghĩa việc thờ cúng tổ tiên trong văn hóa 

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cũng phản ánh triết lý về quan hệ giữa người sống và người đã khuất. Người Việt tin rằng, tổ tiên vẫn còn sống trong tâm hồn và tưởng nhớ của con cháu, và qua việc thờ cúng, họ có thể giao tiếp với tổ tiên và nhờ họ ban phước và bảo vệ gia đình.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn là một phần không thể thiếu trong các dịp lễ tết truyền thống của người Việt, như Tết Nguyên Đán và lễ hội đền đình. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và truyền dịp các giá trị văn hóa truyền thống qua các thế hệ. Đồng thời, người thắp hương phải ăn mặc chỉnh tề, dâng một nén hương chắp tay cúng bái bày tỏ lòng biết ơn. 

Có thể nói, việc thờ cúng tổ tiên mang ý nghĩa lớn lao trong văn hóa người Việt, giúp gìn giữ lối sống đẹp và nhân văn,, đạo lý, hướng tới những điều thiện, nhớ về tổ tiên, cha ông. Hầu hết, mỗi gia đình sẽ có ít nhất một ban thờ trong nhà. Cách bày trí và lựa chọn sắp xếp bàn thờ mỗi người sẽ một khác, nhưng vẫn luôn tuân theo quy tắc nhất định. Bộ đồ thờ gia tiên đầy đủ gồm có: đỉnh thờ, bát hương, hạc thờ, lọ cắm hoa, đèn thờ, ngai chén, chân nến và đài thờ…..

Ý Nghĩa Việc Thờ Cúng Tổ Tiên Trong Văn Hóa Việt
Ý nghĩa việc thờ cúng tổ tiên trong văn hóa 

Bên cạnh đó, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cũng được xem là một truyền thống tốt đẹp, là một hệ thống đạo đức của con người. Con người luôn phải đặt chữ Hiếu lên hàng đầu, luôn ghi nhớ công ơn, hiếu thảo đối với ơn sinh thành. Trong văn hóa người Việt, thờ cúng tổ tiên như một chuẩn mực và là một thứ văn hóa không thể thiếu trong cuộc sống. Phong tục này không chỉ làm ảnh hưởng tới tâm linh mà còn có vị trí quan trọng trong kinh tế, xã hội, ảnh hưởng tới phát triển của cộng đồng người.

  • Tôn trọng và lòng biết ơn: Thờ cúng tổ tiên là một hình thức tôn trọng và tưởng nhớ đối với tổ tiên. Điều này góp phần xây dựng đạo đức gia đình bằng cách khuyến khích sự biết ơn và tôn trọng công ơn của tổ tiên. Con cháu học cách trân trọng những nỗ lực và đóng góp của tổ tiên trong việc xây dựng nền tảng gia đình và họ thường biết ơn và tôn trọng tổ tiên.
  • Gắn kết gia đình: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tạo ra một không gian và thời gian đặc biệt cho gia đình để tụ họp và tham gia vào các hoạt động tôn giáo chung. Những buổi lễ và nghi lễ cúng dường thường diễn ra trong không gian gia đình, tạo ra sự gắn kết và tương tác giữa các thành viên trong gia đình. Điều này góp phần vào sự đoàn kết và tình cảm gia đình.
  • Truyền thống và giáo dục: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên giúp truyền thống và giáo dục các giá trị gia đình và văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong quá trình thờ cúng, con cháu được giáo dục về lịch sử và truyền thống gia đình, cách sống đạo đức và giá trị văn hóa. Điều này góp phần duy trì và truyền dịp các giá trị văn hóa truyền thống qua các thế hệ.
  • Tạo cảm giác an lành và bình yên: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mang đến một không gian tâm linh và tạo ra cảm giác an lành và bình yên trong gia đình. Các hoạt động thờ cúng như cúng dường, nguyện cầu và lễ rước, tạo ra một không khí tĩnh lặng và tôn nghiêm, giúp gia đình tìm thấy sự cân bằng và yên tĩnh trong cuộc sống.

Một số vật phẩm thờ cúng trên bàn thờ gia tiên của gia đình Việt 

Bát hương 

Bát hương được sử dụng để thắp hương và dâng hương. Mọi người cho thông qua khỏi của hương con cháu bày tỏ tấm lòng thành và cầu xin sự phù hộ độ trì và sức khỏe trong cuộc sống. Bát hương sẽ được đặt ở chính giữa bàn thờ và cũng thể hiện sự linh thiêng và uy nghiêm của không gian thờ cúng.

Xem thêm: Những món ăn không được thắp hương thờ cúng

Ý Nghĩa Việc Thờ Cúng Tổ Tiên Trong Văn Hóa Việt
Bát hương đồng khảm ngũ sắc

Bộ đỉnh đồng 

Bộ đỉnh đồng gồm có hai dạng là bộ tam sự và bộ ngũ sự gồm có đỉnh đồng, chân nến thờ và đôi hạc thờ. Mỗi một phụ kiện đặt trên bàn thờ đều mang tới ý nghĩa và công dụng riêng. Bộ đỉnh đồng không chỉ làm tăng thêm sự linh thiêng mà còn là hóa giải hung khí trong gia đình và mang lại giá trị phong thủy vô cùng tốt cho gia chủ.

Ý Nghĩa Việc Thờ Cúng Tổ Tiên Trong Văn Hóa Việt
Bộ tam sự bằng đồng cao cấp

Mâm bồng 

Mâm bồng bằng đồng không chỉ được sử dụng bày biện hoa quả và bánh kẹo khi đặt lên bàn thờ mà con mang giá trị phong thủy. Hiện nay, có rất nhiều mẫu mâm bồng bằng đồng được nhiều gia chủ lựa chọn bởi độ tinh xảo và độ bền của sản phẩm. 

Ý Nghĩa Việc Thờ Cúng Tổ Tiên Trong Văn Hóa Việt
Mâm bồng bằng đồng

Ngoài những sản phẩm trên, còn có những sản phẩm phụ kiện đồ thờ khác. Đồng thời, gia chủ cũng nên sắp xếp những món đồ thờ một cách hợp lý nhất để thể hiện được ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng. 

Việc thờ cúng tổ tiên không chỉ là một nghi lễ mà còn là biểu hiện sâu sắc của đạo lý "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Qua những nghi thức thờ cúng, chúng ta thể hiện lòng biết ơn đối với những người đã khuất, đồng thời rèn luyện cho mình những phẩm chất tốt đẹp như hiếu thảo, kính trọng, đoàn kết.

 

Share
Thêm vào giỏ hàng thành công
Đăng ký nhận tin
Kết nối với chúng tôi
Royal Thiên Phúc
  • Cơ sở 1: 663 Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội​
  • Cơ sở 2: Số 9 B1 Nguyễn Cảnh Dị, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội​
  • Cơ sở 3: 121B Nguyễn Văn Trỗi , P12 , Quận Phú Nhuận - TP.HCM​
  • Xưởng sản xuất: Khu A – Thị Trấn Lâm – Ý Yên – Nam Định​
  • Hotline: 0947.90.6666
  • Email: royal.thienphuc@gmail.com
Để lại số điện thoại để được ưu đãi 30%
Bản đồ
Zalo Chat