Bộ ngũ sự là gì? Ý nghĩa bộ ngũ sự trong văn hóa thờ cúng tín ngưỡng dân tộc

08/07/2023 15:26

Trong văn hóa tín ngưỡng thờ cúng của người Việt Nam, bàn thờ và những vật phẩm bày trí là nơi thể hiện tấm lòng thành kính, biết ơn, gìn giữ đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của con cháu đối với ông bà tổ tiên. Trong không gian linh thiêng ấy, bên cạnh những vật phẩm như bát hương, đèn thờ, mâm bồng,... không thể thiếu đi là sự xuất hiện của bộ ngũ sự, bộ tam sự bằng đồng. Bên cạnh tác dụng làm không gian thờ cúng trở nên sang trọng, linh thiêng, bộ ngũ sự còn ẩn chứa giá trị văn hóa tâm linh và phong thủy sâu sắc. Tuy nhiên, đối với nhiều người mới tìm hiểu về văn hóa thờ cúng của người Việt Nam, chắc chắn sẽ thắc mắc bộ ngũ sự là gì? Bộ ngũ sự gồm những gì? Ý nghĩa của bộ ngũ sự? Để giải đáp chi tiết cho những câu hỏi đó, mời quý bạn đọc cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây của đồ đồng Thiên Phúc.

Khái niệm bộ ngũ sự là gì?

Theo nghĩa chữ Hán, ngũ là 5, sự là là vật phẩm, vậy bộ ngũ sự bằng đồng là bộ đồ thờ cúng gồm 5 vật phẩm: đỉnh đồng, đôi chân nến, đôi hạc đồng. Hiện nay, nhiều khách hàng ưu tiên lựa chọn bộ ngũ sự trong thờ cúng bởi nó đầy đủ và trọn vẹn trên bàn thờ.

Trên thị trường hiện nay bộ ngũ sự được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như gỗ, gốm, đồng. Tuy nhiên, bộ ngũ sự bằng đồng vẫn được ưa chuộng nhiều nhất bởi màu sắc sang trọng, tính thẩm mỹ và chất lượng, độ bền cao. Bên cạnh đó, đồ thờ bằng đồng nổi tiếng là chất liệu truyền thống được lưu truyền và ẩn chứa nét đẹp văn hóa đến tận ngày nay. Tất cả đều mang trong mình nét đẹp tinh hoa truyền thống và được coi là vật báu của gia đình, dòng họ.

Bộ ngũ sự bằng đồng dát vàng 9999
Bộ ngũ sự bằng đồng dát vàng 9999

Bộ ngũ sự gồm những gì? Cấu tạo và ý nghĩa của các vật phẩm

Bộ ngũ sự gồm đỉnh đồng (lư hương), đôi hạc đồng và đôi chân nến bằng đồng:

Đỉnh đồng

Đỉnh đồng hay còn được gọi là lư hương được cấu tạo gồm các phần: đế, chân, bụng, tai mây, nắp đỉnh. Đế đỉnh có hình dáng phụ thuộc vào hình dạng của thân đỉnh, thân đỉnh tròn thì chân đế hình tròn, thân đỉnh vuông thì đế hình vuông. Đế có chiều cao bằng khoảng ⅓ đỉnh, được chạm khắc các họa tiết mềm mại, sinh động, độc đáo. Phần bụng đỉnh được chạm khắc hình ảnh quen thuộc trong văn hóa thờ cúng của người Việt Nam như song long chầu nguyệt, dơi ngậm tiền, hoa sòi, và những dòng chữ Hán hay chữ Nôm với mong muốn sự hòa thuận, bình an “Phúc - Lộc - Thọ - Khang - Ninh. Phần chân đỉnh được đúc liền khối,  được chạm khắc hình ảnh nghê vững chắc, bệ vệ. Tai mây đối xứng qua thân đỉnh, góp phần tạo nên sự cao quý, thiêng liêng. Phần nắp đỉnh được đúc riêng khối, bệ vệ, uy nghi hình ảnh con nghê đồng đạp cầu. Nghê là loài linh vật được hình tượng hóa từ sư tử và chó dữ, có khả năng xua đuổi tà ma, quỷ dữ, bảo vệ gia đình, thu hút may mắn, tài lộc

Đỉnh đồng được sử dụng để đốt trầm, tạo nên không gian thờ cúng linh thiêng, thanh tịnh. Người xưa quan niệm rằng, mùi hương thể hiện tấm lòng thành kính và sự biết ơn đối với gia tiên, những người đã khuất, bên cạnh đó, còn có khả năng hóa giải hung khí, gia tăng cát khí, mang tới sự hòa thuận, yên ấm, hạnh phúc và hỗ trợ về con đường công danh, tài lộc cho gia chủ. Ngoài ra, hương thơm từ trầm hương còn có khả năng thanh lọc không khí, an thần, rất tốt cho sức khỏe. Chính vì những lợi ích tuyệt vời như vậy, người Việt thường rất thích đốt trầm trong đỉnh đồng trên bàn thờ gia tiên.

Bộ ngũ sự bằng đồng khảm tam khí
Bộ ngũ sự bằng đồng khảm tam khí

Đôi hạc đồng

Từ xa xưa, hạc được xem là loài chim quý, thường xuyên xuất hiện bên cạnh các vị thần tiên, tượng trưng cho khát vọng trường tồn, biểu tượng của trường thọ và may mắn. Rùa là loài vật sống dưới đất, là loài vật được tôn trọng từ ngàn xưa, xuất hiện trong các truyền thuyết cổ, là biểu tượng của tuổi thọ, sự bảo vệ che chở. Trong phong thủy, rùa mang ý nghĩa tạo sự liên kết, bền chặt các thành viên trong gia đình. 

Hạc đồng đứng trên lưng rùa, miệng ngậm nhành sen là sự kết hợp hài hòa, gắn kết giữa đất và trời, giữa hai thái cực âm dương, đem tới may mắn, tài lộc, vượng khí cho gia đình.

Bộ ngũ sự bằng đồng vàng
Bộ ngũ sự bằng đồng vàng

Đôi chân nến bằng đồng

Chân nến đồng được cấu tạo từ 3 phần chính: chân nến, đĩa nến và dóng nến. Chân nến có dạng bát úp ngược vững chắc. Đĩa nến có hai loại là trơn và chạm họa tiết tứ linh, song long, rồng phượng. Phần dóng nến thiết kế có độ sâu vừa phải để đặt vừa cốc nến. Kích thước của chân nến phụ thuộc vào đỉnh đồng và bàn thờ. 

Chân nến đồng được dùng để thắp nến, tạo ánh sáng ấm áp, lung linh huyền ảo và uy nghiêm cho bàn thờ. Trong phong thủy, chân nến bên trái tượng trưng cho hành dương, tức là mặt trời, chân nến bên phải tượng trưng cho hành âm, tức là mặt trăng, âm dương, nhật nguyệt hòa hợp giúp vạn vật sinh sôi, nảy nở, tài lộc và may máy đến cho gia chủ.

Bộ ngũ sự bằng đồng khảm ngũ sắc
Bộ ngũ sự bằng đồng khảm ngũ sắc

Ý nghĩa bộ ngũ sự trong văn hóa tâm linh và phong thủy

Trong tâm linh, bộ ngũ sự được bày trí trên bàn thờ gia tiên với ý nghĩa thể hiện tấm lòng thành kính, hiếu đạo của con cháu đối với ông bà tổ tiên, đồng thời cũng là gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa “uống nước nhớ nguồn của dân tộc”. Bộ ngũ sự bằng đồng được chế tác thủ công, màu sắc sang trọng, chất liệu bền đẹp cùng thời gian, tất cả đều ẩn chứa trên mình những nét đẹp truyền thống và lưu giữ đến tận ngày nay.

Trong phong thủy, bộ ngũ sự được chế tác từ chất liệu đồng đại diện của hành Kim, kết hợp cùng nước (hành Thủy) trong ngai chén, lửa (hành Hỏa) từ hương, nến, đất cát (hành Thổ) trong bát hương, gỗ (hành Mộc) của bàn thờ tạo nên Ngũ Hành tương sinh, từ đó vạn vật sinh sôi, giúp thu hút may mắn, tài lộc, vượng khí đến cho gia đình.

Bộ ngũ sự bằng đồng hai công nghệ
Bộ ngũ sự bằng đồng hai công nghệ

Giá bộ đồ thờ ngũ sự bằng đồng có đắt hay không?

Giá thành của bộ ngũ sự bằng đồng cao cấp phụ thuộc vào chất liệu, phương thức chế tác, phương thức hoàn thiện và kích thước sản phẩm. 

Đối với sản phẩm bộ ngũ sự bằng đồng Đài Loan đúc máy có giá từ 2 triệu đến 5 triệu đồng một bộ. 

Đối với các sản phẩm bộ ngũ sự bằng đồng vàng, đồng đỏ, giá thành còn phụ thuộc vào tỷ lệ đồng, độ dày, cân nặng và đường nét hoa văn. Giá các sản phẩm này sẽ dao động từ 2 triệu đến 20 triệu đồng. Đối với các sản phẩm tinh xảo có giá thành từ 7 triệu đến 50 triệu đồng.

Đối với các sản phẩm ngũ sự bằng đồng cao cấp khảm tam khí, khảm ngũ sắc, mạ vàng 24k, dát vàng 9999 sẽ có giá thành cao hơn so với các sản phẩm tầm trung.

Trên đây là những chia sẻ về bộ ngũ sự là gì? Ý nghĩa bộ ngũ sự trong văn hóa thờ cúng của người Việt Nam, hy vọng bài viết đã mang tới những kiến thức bổ ích giúp bạn đọc hiểu rõ và dễ dàng lựa chọn cho mình những vật phẩm thờ cúng phù hợp.




 

Share
Thêm vào giỏ hàng thành công
Đăng ký nhận tin
Kết nối với chúng tôi
Royal Thiên Phúc
  • Cơ sở 1: 663 Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội​
  • Cơ sở 2: Số 9 B1 Nguyễn Cảnh Dị, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội​
  • Cơ sở 3: 121B Nguyễn Văn Trỗi , P12 , Quận Phú Nhuận - TP.HCM​
  • Xưởng sản xuất: Khu A – Thị Trấn Lâm – Ý Yên – Nam Định​
  • Hotline: 0947.90.6666
  • Email: royal.thienphuc@gmail.com
Để lại số điện thoại để được ưu đãi 30%
Bản đồ
Zalo Chat