Chuông đồng chính là một pháp khí vô cùng quan trọng được sử dụng trong nhiều không gian thờ cúng như đình, chùa, điện thờ,...Tiếng chuông là đại diện cho sự giác ngộ, thức tỉnh con người thoát khỏi những khổ đau và hướng thiện làm những điều tốt đẹp cho cuộc sống. Những vẫn có rất nhiều người muốn tìm hiểu về quy trình đúc chuông đồng. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Đồ đồng Thiên Phúc tìm hiểu rõ về quy trình đúc chuông đồng nhé.
Chuông đồng là gì ? Ý nghĩa của việc đúc chuông trong văn hóa tâm linh
Chuông đồng là gì ?
Chuông đồng chính là một vật phẩm vô cùng linh thiêng và phát ra những âm thanh rất đặc trưng cho những không gian thờ cúng tâm linh. Hầu hết, chuông thường xuất hiện tại đình, chùa, miếu,..Thiết kế chuông giống như một chiếc cốc úp ngược và bên trong rỗng và gắn thêm một quả lặc giúp cho tiếng chuông lớn hơn và vang xa.
Ý nghĩa của việc đúc chuông đồng trong văn hóa tâm linh
Trong đời sống tâm linh của người Việt và vật phẩm này mang rất nhiều ý nghĩa khác nhau:
Khi nghe tiếng chuông sẽ giúp con người nói chung và những Phật tử nói riêng thức tỉnh, giác ngộ và tìm được lối thoát riêng cho bản thân khi gặp bế tắc. Thông qua đó giúp con người tịnh tâm nhìn lại và luôn hướng đến cái thiện và lòng vị tha, bao dung đối với người khác.
Âm thanh của chuông giúp người Việt có một cuộc sống tự tại, nhẹ lòng trong cuộc sống. Bởi vậy, thời xưa đã phải đối mặt với bao nhiêu cuộc kháng chiến nhưng trong lòng nhân dân vẫn luôn kiên cường, bất khuất nhờ vào những âm thanh của chuông đồng nơi cửa chùa. Tiếng chuông chùa trở thành một pháp khí tâm linh và cũng là một hiệu lệnh giúp những Phật tử, tăng ni nghe theo tuân thủ đúng giờ giấc. Bên cạnh đó, tiếng chuông giống như một lời thông báo thời gian vào mỗi sáng hoặc lúc chiều tà.
Chuông phát ra âm thanh vô cùng đặc trưng và trở thành biểu tượng riêng tại nơi thờ cúng. Song cũng làm cho không gian thờ cúng trở nên linh thiêng hơn. Đây chính là sức mạnh siêu nhiên nhằm giúp con người luôn cảm nhận thấy bình an và tự tại khi bước chân vào nơi cửa chùa.
Trong sinh hoạt hay đại lễ tại không gian thờ cúng thì tiếng chuông chùa báo tin cho những Phật tử và tăng ni tập trung và chuẩn bị hành lễ. Ngoài ra, âm thanh của chuông giúp cho những buổi lễ diễn biến đúng trình tự như bắt đầu đọc kinh, đoạn kinh kết thúc hay khi nào quỳ lạy.
Như vậy, chuông là một vật phẩm dùng tại chùa nên khi chùa muốn thỉnh chuông đồng cỡ lớn thì sẽ làm lễ đúc chuông chùa.
Phân biệt chuông đồng đình chùa
Chuông đồng đình chùa được phân chia thành 3 loại theo kích thước lớn nhỏ: Đại hồng chung, Bảo chúng chung, gia trì chung
Đại hồng chung
Chuông Đại hồng chung còn được biết đến là chuông U Minh với kích thước và trọng lượng của chuông khá lớn. Hầu hết, chuông được đặt ở một không gian riêng tư và linh thiêng.
Chuông được sử dụng vào sáng sớm để báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Âm thanh của chuông giống như một lời nhắc nhở mọi người luôn thức tỉnh và giúp mọi người cảm giác dễ chịu và tinh thần lạc quan.
Bảo chúng chung
Chuông báo chúng chính là dòng chuông có kích thước chỉ bằng một nửa dòng chuông đại hồng chung. Chuông được treo ở trai đường và thiết kế, mẫu mã giống với đại hồng chung. Dòng chuông được sử dụng để thông báo trong buổi họp của chư tăng, họp đại chúng, thọ trái hay giờ sám hối,...
Gia trì chung
Gia trì chung hay còn gọi là chuông gia trì, chuông bát đồng và chuông có hình dáng giống như một chiếc bát úp ngược. Chuông được sử dụng để làm lễ tụng niệm hoặc hiệu lệnh tại một buổi lễ sao cho nhịp nhàng nhất. Bên cạnh đó, chuông còn giúp mọi người tham gia lễ hòa hợp và tâm tịnh.
Tiếng chuông gia trì được sử dụng trước khi tụng kinh nhằm báo hiệu sắp hết một đoạn kinh tụng hoặc câu niệm Phật, lạy Phật. Đây chính là một loại vật phẩm được những Phật tử, tăng ni sử dụng tại gia với kích thước vừa và nhỏ bắt mắt, tiện lợi.
Quy trình đúc chuông đồng chuẩn
Có rất nhiều người tò mò về chế tác một sản phẩm đồ đồng nói chung và cách đúc chuông đồng, kỹ thuật đúc chuông đồng nói riêng. Để gia chủ có thể tìm hiểu về những vấn đề này, Đồ đồng Thiên Phúc sẽ khái quát những bước thực hiện dưới đây:
Bước 1: Tạo mẫu
Để tạo hình dáng chuông những người nghệ nhân sẽ tạo mẫu cho chúng. Hình thức thực hiện chính là những người nghệ nhân sử dụng đất sét chuyên dụng để tạo thành một bản vẽ. Tiếp theo người nghệ nhân sẽ chỉnh sửa những đường nét, chi tiết sao cho gọn gàng, chỉnh chu và tạo thành mẫu.
Bước 2: Tạo khuôn đúc
Sau khi đã có mẫu chuông thì người nghệ nhân tiếp tục làm khuôn bằng chất liệu chính là đất, giấy gió và trấu. Những vật liệu này sẽ làm được phần vỏ khuôn bên ngoài và phần cốt bên trong. Sau đó nung khuôn ở nhiệt độ 700 độ C.
Khi nung xong người nghệ nhân chỉnh sửa khuôn và vệ sinh, quét nhãn, sơn chịu nhiệt. Sau đó nung chúng thêm một lần nữa ở nhiệt độ 500 độ C và ghép khuôn lại với nhau thành một khối.
Bước 3: Nung tan chảy nguyên liệu
Chuông gồm có đồng đỏ thanh khiết và không lẫn tạp chất. Người nghệ nhân nung nóng chất liệu đồng thành dạng lỏng sau đó pha thêm những kim loại thiếc. Tiếp tục đun sao cho những nguyên liệu hòa quyện với nhau.
Bước 4: Đổ hỗn hợp đồng vào khuôn
Nghệ nhân nung khuôn nóng đều và đổ hỗn hợp đã nung vào khuôn thật đều tay và cẩn thận để tránh rơi phía ngoài khuôn đồng. Đây được coi là công đoạn đòi hỏi người thợ phải thật tỉ mỉ, cẩn thận để tạo hình chiếc chuông đồng đẹp.
Bước 5: Tạo thành phẩm phẩm
Đợi hỗn hợp nguội, người nghệ nhân tiến hành dỡ khuôn và vệ sinh thật sạch, đục và mài sao cho gọn gàng. Tiếp theo, người thợ thực hiện những bức tiếp theo sửa nguội, đánh bóng, làm màu,...
Bởi vậy, quy trình đúc chuông đồng khá phức tạp và đòi hỏi người nghệ nhân có tay nghề cao lẫn kỹ năng thuần thục. Những mẫu chuông đồng chất lượng và bắt mắt được chế tác từ những đôi bàn tay dày dặn kinh nghiệm.
Bên cạnh đó, có nhiều Phật tử thắc mắc Vì sao đúc chuông phải cho thêm vàng ? Việc gia chủ muốn cho thêm chất liệu vàng vào vật phẩm để tăng thêm giá trị thẩm mỹ hoặc âm thanh của chuông là điều không thực sự cần thiết. Bởi vì, âm thanh của chuông sẽ phụ thuộc vào tay nghề của người nghệ nhân và không liên quan tới có nên cho thêm vàng.
Tại sao đúc chuông đồng phải cho thêm vàng ?
Nghề đúc chuông đồng theo những người nghệ nhân dày dặn kinh nghiệm thì có 2 yếu tố chính không được phép sai phạm để tạo nên một quả chuông ngân vang như tiếng sấm. Đầu tiên, chính là kỹ thuật lấy tiếng âm thanh khi đánh phải trong và ngân vang từng hồi tưởng chừng như không dứt. Thứ hai, kỹ thuật tạo hình và họa tiết hoa văn.
Khi tổ chức lễ đúc chuông tại chùa nếu tiếng chuông ngân vang xa đó chính là một niềm tự hào của con chiên, Phật tử. Bởi vậy, mà nhiều Phật tử phát tâm muốn bỏ vàng vào với mong muốn âm thanh vàng xa. Bỏ vàng vào chuông khi đúc là ước muốn tâm linh chứ không liên quan tới âm thanh chuông.
Chuông đồng kêu hay không, không phụ thuộc vào số vàng Phật tử bỏ vào mà phụ thuộc vào kỹ thuật của người nghệ nhân đúc đồng. Đối với Phật tử, vật chất chính là vật ngoài thân, nên nếu có vàng muốn bỏ vào chuông với mong ước cầu nguyện. Như vậy, việc bỏ vàng khi đúc chuông mang ý nghĩa tâm linh chứ không ảnh hưởng tới chất lượng chuông.