Tục thờ Thần Tài Thổ Địa từ lâu đã trở thành nét văn hóa tín ngưỡng dân gian vô cùng đẹp của người Việt Nam. Ông Địa Thần Tài chính là 2 vị thần vô cùng quan trọng mà hầu hết những gia đình lựa chọn để thờ cúng trong nhà. Nhưng vẫn còn có rất nhiều gia chủ quan tâm không biết có nên nhặt ông Địa Thần Tài ngoài đường không ? Để trả lời câu hỏi, hãy cùng Đồ đồng Thiên Phúc tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Đôi nét về Ông Địa và Thần Tài
Ông Địa Thần Tài theo dân gian chính là những vị thần giữ của cho gia chủ. Theo quan niệm xưa, Thần Tài chính là một vị thần uy quyền trong việc giữ tài sản và phù hộ độ trì cho tài sản đến với gia chủ. Ngoài ra, Thần Tài Thổ Địa còn chính là những thần linh có khả năng bảo vệ cho mảnh đất của gia chủ đang sinh sống.
Bên cạnh đó, có khả năng bảo vệ và tránh tà ma, xua đuổi những điều xấu làm ảnh hưởng tới cuộc sống của gia chủ. Bởi vậy, mỗi mảnh đất và mỗi ngôi nhà đều cần có ông Địa Thần Tài giữ nhà giữ của cho gia chủ
Đồng thời, đặc biệt đối với những gia chủ làm ăn kinh doanh, buôn bán thì Thần Tài chính là vị thần giúp gia chủ làm ăn thuận lợi. Thần Tài chính là thần hộ mệnh buôn may bán đắt và giúp gặp được những điều may mắn.
Ông Địa Thần Tài được biết tới như tín ngưỡng không thể thiếu và đặc biệt đối với những gia chủ kinh doanh, buôn bán. Phong tục thờ cúng Thần Tài Thổ Địa được diễn ra vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch hoặc ngày mùng 10 hàng tháng.
Thỉnh ông Địa Thần Tài như thế nào ?
Bước 1: Đem Thần Tài và Thổ Địa vào chùa trước khi mang về nhà
Đầu tiên, khi gia chủ thỉnh Thần Tài - ông Địa về nhà thì nên mang tới chùa và nhờ nhà sư “chú nguyện nhập thần” và chọn ngày đẹp để đưa về nhà. Trong quá trình mang đến chùa gia chủ nên đặt tượng ở hộp sạch sẽ hoặc bọc giấy đỏ, tránh để lộ thiên.
Bước 2: Rửa và vệ sinh ông Địa - Thần Tài
Hầu hết, theo quan niệm xưa người dân thường lấy lá bưởi để rửa cho tượng Thần Tài - ông Địa trước khi đặt lên bàn thờ. Đây được coi là hình thức để tẩy uế để các ngài khỏi sự bụi bặm.
Bước 3: Bày trí bàn thờ Thần Tài - Thổ Địa
Về nguyên tắc, việc bày trí bàn thờ Thần Tài – Ông Địa gia chủ cần tuân thủ nguyên tắc chung đó là:
- Bày trí bàn thờ ở những địa điểm có thể quan sát được tất cả khách hàng ra vào
- Bàn thờ Thần Tài nên được đặt tại góc và dựa lưng vào vách tường tạo nên sự chắc chắn, vững chãi
- Hướng của bàn thờ Thần Tài gia chủ nên quay ra hướng cửa, tuyệt đối không được hướng vào những nơi u ám, tối tăm hay vào gương, các vật sắc và nhọn.
Hướng đặt bàn thờ theo hướng thu hút đón tài lộc
Để xác định được hướng đặt bàn thờ chính xác, gia chủ có thể dựa vào phương pháp Điểm Sát Thần theo phong thủy. Cách bày trí bàn thờ ông Địa Thần Tài nên lựa chọn như cung Thiên Lộc, Quý Nhân để đặt:
- Cung Thiên Lộc đặt hướng Đông Nam
Hướng Đông Nam chính là phương Lâm quan của Tuế Càn, gia chủ chọn hướng này có thể sẽ gặp được nhiều may mắn về tiền bạc, tài lộc và thịnh vượng trong việc làm ăn kinh doanh, buôn bán cùng với sự thăng tiến trong sự nghiệp.
- Cung Quý Nhân đặt Tây Bắc
Cung Quý Nhân đặt ở hướng Tây Bắc mang nghĩa là quý nhân Thiên Ất, chính là vị thần đứng đầu của những vị thần có khả năng giúp hóa giải mọi điều không may mắn, giúp mang tới những may mắn, cuộc sống bình an, hóa hung thành cát.
Như vậy, khi gia chủ đặt bàn thờ theo cung Quý Nhân và Thiên Lộc, việc làm ăn của gia chủ sẽ ngày càng gặp được nhiều may mắn và được sự giúp đỡ từ người khác, đồng thời tránh được nhiều điều xui xẻo. Nếu gia chủ chưa xác định rõ được những hướng đặt bàn thờ thì nên sử dụng la bàn để xác định cho chính xác.
Lễ vật thờ cúng Thần Tài Thổ Địa cần chuẩn bị những gì ?
Lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa gia chủ có thể chuẩn bị mâm cúng mặn hoặc chay đều được. Để đầy đủ lễ nghĩa thì gia chủ nên cúng mặn với những vật phẩm như sau:
- 1 lọ hoa: gia chủ có thể lựa chọn lọ hoa bằng đồng. Chọn hoa tươi có hương thơm hoặc những loài hoa có nụ lộc để thờ cùng. Tuyệt đối không sử dụng hoa giả và hoa bị héo.
- 1 mâm ngũ quả: Trên mâm ngũ quả nên đặt 1 trái dừa. Tuyệt đối không nên dùng các hoa quả nhựa để thờ cúng.
- 5 cây nhang: Gia chủ có thể thắp hương vào buổi sáng hoặc buổi tối, tuy nhiên gia chủ cần lựa chọn được giờ tốt để cúng lễ hoặc kích hoạt trường khí dễ dàng hơn.
- 1 hũ rượu: Khi cúng xong, gia chủ sử dụng hũ rượu đứng ngoài cửa tưới vào nhà sẽ giúp mang lộc vào.
- 2 đèn cầy: Gia chủ nên sử dụng đèn dầu, nến để thờ cúng. Không nên sử dụng đèn nhấp nháy bởi sẽ tạo nên những khí trường xấu và cũng làm ảnh hưởng đến việc thờ cúng.
- Gạo, muối hột: Sau khi cúng xong gia chủ nên cất lại dùng cho có lộc, không được rải ra phía ngoài.
- 1 bộ giấy tiền vàng mã đặt trên bàn thờ
- Một bộ tam sên: những món đồ luộc như: 1 miếng thịt ba rọi, 1 hột vịt , 1 con tôm hoặc cua.
Xem thêm: Cách Đặt Cóc Ngậm Tiền Trên Bàn Thờ Thần Tài
Có nên nhặt ông địa thần tài ngoài đường về thờ tại gia không?
Việc nhặt ông Địa Thần Tài về nhà thờ là một trong những điều tốt lành và gia chủ có thể nhận lại được những điều may mắn trong cuộc sống
Những ông Thần Tài và ông Địa bị bỏ rơi bên ngoài đường khi được gia chủ nhặt về thờ cúng và trân trọng thì chắc hẳn gia chủ sẽ được các Ngài trả ơn bằng những điều may mắn và tốt lành. Bởi đối với những gia chủ đem ông Địa và Thần Tài ra ngoài đường chính là sự coi thường và hắt hủi. Nhưng với những gia chủ nhặt bức tượng Thần Tài ông Địa về thờ thì chắc chắn sẽ nhận được những điều tốt lành và phúc đức người đã đánh mất. Đây cũng chính là thể hiện tấm lòng thành kính với những người bề trên.
Khi gia chủ nhặt tượng ông Địa Thần Tài ở ngoài đường, nếu bức tượng còn vẹn nguyên và gia chủ muốn đem về thờ thì việc làm cần thiết là lau chùi sạch sẽ. Gia chủ có thể sử dụng rượu trắng hoặc nước ngâm hoa bưởi, gừng để có thể gột rửa những bụi bẩn, ô uế. Tiếp theo gia chủ chuẩn bị một bàn thờ để làm nơi an vị cho các ngài. Sau đó, gia chủ thành kính lên hương để thỉnh các Ngài về phù hộ độ trì cho việc làm ăn buôn bán thuận lợi.
Bởi vậy, nếu gia chủ bất chợt bắt gặp tượng ông Địa Thần Tài ngoài đường thì hãy mang về thờ cúng bởi sẽ có những điều may mắn đến với gia chủ.
Một số điều gia chủ cần lưu ý khi thờ cúng ông Địa Thần Tài để đón tài lộc
Thờ cúng Thần Tài ông Địa mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc, tâm linh và cũng giúp gia chủ đạt được những điều mà họ mong cầu trong cuộc sống hiện tại. Bởi vậy, khi thờ cúng gia chủ nên lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Đối với mùng 1, ngày rằm hoặc những ngày lễ trong năm gia chủ nên chuẩn bị một số món để dâng lễ lên Thần Tài như trứng luộc, heo quay,...Dân gian quan niệm rằng đây là những món ăn Thần Tài thích
- Gia chủ luôn giữ ban thờ Thần Tài sạch sẽ và gọn gàng.
- Vị trí bàn thờ nên được đặt ở những vị trí dễ quan sát, vào ra của khách hàng để Thần Tài có thể sẽ giúp gia chủ đón tài lộc. Bàn thờ gia chủ nên đặt tựa vào tường hoặc vách chắc chắn.
- Gia chủ có thể sử dụng thêm những vật phẩm phong thủy đặt cạnh bàn thờ ông Địa Thần Tài như Thiềm Thừ, Tỳ Hưu để giúp gia tăng vượng khí
- Hoa quả trên bàn thờ tuyệt đối gia chủ không sử dụng hoa quả giả, héo.
Việc nhặt ông Địa Thần Tài ngoài đường về thờ tại gia là một quyết định cá nhân. Quan trọng là chúng ta phải thực hiện với một tấm lòng thành kính và tuân theo những nguyên tắc nhất định. Việc làm này không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn giúp chúng ta có một không gian sống hài hòa, ấm cúng.