Khám phá ý nghĩa hoa văn trên trống đồng Ngọc Lũ

17/09/2023 14:12

Trống đồng Ngọc Lũ, một báu vật văn hóa của dân tộc Việt, từ lâu đã thu hút sự tò mò và nghiên cứu của các nhà khảo cổ, sử học và những người yêu thích văn hóa. Những hoa văn tinh xảo, bí ẩn trên mặt trống như một cuốn sổ tay ghi lại cuộc sống, tín ngưỡng của người Việt cổ. Vậy, ẩn sau những đường nét hoa văn đó là những câu chuyện và ý nghĩa gì? Bài viết dưới đây của đồ đồng Thiên Phúc sẽ giới thiệu chi tiết tới bạn đọc về ý nghĩa hoa văn trên trống đồng Ngọc Lũ, hy vọng bài viết sẽ đem đến những kiến thức bổ ích và và thú vị.

Tìm hiểu đôi nét về trống đồng Ngọc Lũ

Vào năm 1893, ông Nguyễn Văn Y, Nguyễn Văn Túc cùng một số người khác đắp để Trần Thủy ở xã Như Trác huyện Nam Xang ở phủ Lý Nhân, Hà Nam, tìm thấy dưới độ sâu 2m của bãi cát bồi có một chiếc trống đồng. Trống đồng được tìm thấy đem về đình làng Ngọc Lũ để khi có đình đám cúng tế thì sẽ mang ra dùng.

Vào năm 1902, nhân cuộc đấu xảo ở Hà Nội, trống được đem ra trưng bày. Viện Viễn Đông Bác cổ đã xuất 550 đồng bạc Đông Dương mua lại và lưu trữ tại Hà Nội.

Đặc trưng của trống đồng Ngọc lũ có lớp patin màu xanh ngả xám cổ, gồm các bộ phận: mặt trống, tang trống, thân trống và chân trống.

Mặt trống đồng Ngọc Lũ thúc nổi hình ngôi sao 12 cánh hoặc 14 cánh bao quanh núm tròn nổi. Xen giữa các cánh sao là họa tiết hình lông công. Tiếp theo là 16 vành hoa văn: chấm nhỏ, vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến, hàng chữ ∫ gẫy khúc nối tiếp nhau cùng với hoa văn răng cưa, hình người hóa trang nhảy múa, người giã gạo, người đánh trống, nhà sàn mái cong và hươu đang đi cùng chim mỏ ngắn, mỏ dài.

Phần tang trống gồm 6 vành hoa văn hình học là những chấm nhỏ, hoa văn răng cưa, hoa văn vòng tròn đồng tâm chấm nối với nhau bằng những tiếp tuyến song song. Có 6 chiếc thuyền đang chở chiến binh cầm vũ khí và tù binh, xen kẽ là hình chim cò ngậm cá, chó săn cách điệu.

Thân trống thể hiện các họa tiết chạy song song cắt nhau tạo thành 6 ô hình chữ nhật. Trong ô là hình ảnh võ sĩ đầu đội mũ lông chim, tay cầm vũ khí vừa đi vừa múa. Thân dưới của trống có 3 vành hoa văn, giữa vành là những vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến, hai bên là hai đường chấm nhỏ, ngoài cùng là hai đường chỉ trơn. Ở phần tang trống và thân trống có đôi quai tạo nét hoa văn bông lúa.

Chân trống có hình nón cụt và không thể hiện hoa văn.

Tìm hiểu đôi nét về trống đồng Ngọc Lũ
Tìm hiểu đôi nét về trống đồng Ngọc Lũ

Tìm hiểu ý nghĩa hoa văn trên trống đồng Ngọc Lũ

Thể hiện sự tài ba và kinh nghiệm phong phú của người tù trưởng 

Tù trưởng chính là người chăm lo việc đời sống hàng ngày, đưa ra những quyết định đúng đắn giúp ích cho những người dân của mình. 

Chính vì thế, tù trưởng phải là người am hiểu mọi thứ, biết ngày giờ, sáng tối, trăng tròn hay trăng khuyết, tiết trời nóng hay lạnh, tình hình muôn thú vạn vật cũng như dịp lễ lạt phải chuẩn bị như thế nào. Nhờ sự tích lũy kinh nghiệm của nhiều đời tù trưởng mà đã được ghi lại để có thể dẫn dắt người dân của mình.

Thể hiện sự tài ba và kinh nghiệm phong phú của người tù trưởng 
Thể hiện sự tài ba và kinh nghiệm phong phú của người tù trưởng 

Trống đồng chính là cuốn lịch cổ xưa

Vì lẽ như đã trình bày ở trên, vị tù trưởng phải có một cuốn lịch năm, tính theo tuần trăng, theo mùa màng của khí tiết đặt ngay bên cạnh mình để khi người dân thắc mắc sẽ giải đáp được được ngay.

Nếu như cuốn lịch đó được làm từ đất nung thì sẽ dễ bị vỡ, không thể truyền từ đời này sang đời khác. Vì vậy, việc vạch trên mặt trống đồng thì rất thuận tiện, chính xác và sẽ ít bị mai một hay mất đi theo thời gian.

Những hình vẽ trên mặt trống đồng Ngọc Lũ chính là một cuốn lịch thể hiện lịch Âm, có tháng đủ, tháng thiếu, đêm trăng tròn, trăng khuyết, lại có năm nhuận và chu kỳ 18 năm để tính tháng dư, có chỉ vạch 4 mùa trong năm.

Trống đồng chính là cuốn lịch cổ xưa
Trống đồng chính là cuốn lịch cổ xưa

Cách đếm ngày và đêm trên mặt trống đồng Ngọc Lũ

Năm âm lịch được tính có 354 ngày, chia thành 12 tháng, mỗi tháng đủ 29 ngày gọi là tháng thiếu và dư 6 ngày thêm vào 6 tháng khác nhau gọi là tháng đủ. Vậy trong một năm lịch có 6 tháng 29 ngày và 6 tháng có 30 ngày.

Cứ 5 năm lại có 2 năm mỗi năm dư 1 tháng, gọi là dư tháng nhuận. Sau 18 năm, qua năm thứ 19 gọi là 1 chương thì không tính là năm dư, chỉ có 12 tháng, đó là năm thường.

Trong hình vẽ thứ nhất nằm gần trung tâm nhất có 6 người mặc trang phục kỳ dị, mỗi bên vòng tròn đối nhau, không phải người Giao Chỉ ăn mặc như vậy, mà đó là những vị thần cai quản 1 tháng, trong 6 tháng ở đầu 1 bên và 6 tháng cuối năm một bên. Trong số đó, có 1 hình người thấp bé ở cạnh 6 người ở một bên, đó là ghi tháng nhuận của năm dư.

Ở vòng vẽ thứ 2, có 6 con gà và 10 con hươu, tiếp là 8 con gà và 10 con hươu, ấy chỉ hình vẽ những con vật tượng trưng. Gà đi ăn vào ban ngày, hươu đi ăn vào ban đêm khi trăng sáng. Có 6 đêm vào đầu tháng từ 1 đến 6 thì sẽ không có trăng, 8 đêm cuối tháng từ ngày 22 đến 30 cũng sẽ không có trăng. Những đêm đó thì không đi săn thú được, còn những ngày có trăng sẽ tổ chức đi săn đêm.

Phần hoa văn 14 cánh ở trung tâm mặt trống là hình mặt trăng hoặc mặt trời, đó là hình vẽ để đếm đêm và ngày. Đêm là khoảng cách nằm giữa mỗi 2 ngày, trong tháng có tổng 29 ngày, tổng số khoảng ấy là 28 nếu tháng đó là tháng thiếu, nếu tháng đủ là 29 ngày.

Cách đếm ngày và đêm trên mặt trống đồng Ngọc Lũ
Cách đếm ngày và đêm trên mặt trống đồng Ngọc Lũ

Bắt đầu đếm từ điểm nào trên mặt trống đồng Ngọc Lũ

Vấn đề quan trọng để xem được chính xác lịch đó là tìm ra đầu mối. Chỉ có 1 điểm trong cả vòng tròn được dùng là điểm khởi đầu để đếm, đó chính là đêm 30 không có trăng.

Vào đầu tháng thì có 6 đêm không có trăng, vậy điểm khởi đầu để xem lịch nằm ở đuôi con gà cuối cùng trong dòng 6 con.

Ghi lại lịch và xem lịch

Người xem lịch sẽ dùng một chất màu nào đó bôi lên hình của mỗi cánh hoa khi qua một đêm. Ví dụ, đến cánh cánh hoa thứ tư mà vòng tròn ngoài chưa có gì thì đó là đêm mồng 4 tháng Giêng năm đầu của chu kỳ. Nếu như vòng ngoài có 3 hình người mang ý nghĩa tượng trưng cho tháng và vòng ngoài cũng có 6 con chim bị bôi rồi thì đó là đêm mồng 4 tháng 4, năm thứ 7 của chu kỳ.

Con vật nhỏ theo sau mỗi con chim thời gian của một năm là ghi năm nhuận 13 tháng, cứ 5 năm bôi màu hay đánh dấu vào hai con vật nhỏ ấy để hết tháng sáu nữa mới bôi vào tháng 6.

Ý nghĩa hoa văn trên trống đồng Ngọc Lũ là một cuốn lịch được sắp xếp một cách thông minh, tỉ mỉ. Trừ một vài chi tiết chưa thể khám phá ra, những nét vẽ cũng như ý nghĩa của mặt trống đồng Ngọc Lũ đã được cả dân tộc khâm phục, xem là biểu tượng văn hóa của nước nhà.

 

Share
Thêm vào giỏ hàng thành công
Đăng ký nhận tin
Kết nối với chúng tôi
Royal Thiên Phúc
  • Cơ sở 1: 663 Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội​
  • Cơ sở 2: Số 9 B1 Nguyễn Cảnh Dị, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội​
  • Cơ sở 3: 121B Nguyễn Văn Trỗi , P12 , Quận Phú Nhuận - TP.HCM​
  • Xưởng sản xuất: Khu A – Thị Trấn Lâm – Ý Yên – Nam Định​
  • Hotline: 0947.90.6666
  • Email: royal.thienphuc@gmail.com
Để lại số điện thoại để được ưu đãi 30%
Bản đồ
Zalo Chat