Cách cúng lễ Tết Thanh Minh là một phần quan trọng trong văn hóa thờ cúng. Nhưng nhiều gia chủ không biết cách cúng lễ và chuẩn bị lễ vật. Hãy cùng Đồ đồng Thiên Phúc tìm hiểu thông qua bài viết để biết thêm những thông tin hữu ích.
Ý nghĩa của cúng Tết Thanh Minh
Theo những nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, Tiết Thanh Minh được xem là 1 trong 24 tiết khí được lập theo quan niệm của các quốc gia phương Đông. Tiết Thanh Minh chính là tiết thứ 5 trong 24 tiết khí, bắt đầu sau ngày Lập Xuân 45 ngày và sau ngày Đông Chí 105 ngày.
Sự kiện này diễn tả khí trời mát mẻ và quang đãng. Bởi vậy, người Việt Nam thường dùng ngày này để tri ân và tưởng nhớ những người thân đã khuất. Bên cạnh đó, cũng nên sắp xếp thời gian ra nghĩa trang và mang theo dụng cụ để chăm sóc và dọn dẹp lại mộ phần.
Không khí trong dịp Tết Thanh Minh khá nhộn nhịp bởi cả trẻ con cũng được cho đi theo để nhận biết được phần mộ của tổ tiên. Trong ngày này, người ta thường làm các món ăn yêu thích của người đã mất và cúng lễ, sau đó cả gia đình cùng nhau ăn và tưởng nhớ người thân.
Xem thêm: Cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì?
Cúng Tết Thanh Minh cần chuẩn bị những gì ?
Mâm cúng Tết Thanh Minh tại gia
Mâm cúng Tết Thanh Minh không yêu cầu lễ vật cầu kỳ, dưới đây là một số món cần thiết:
- Hoa hồng 3 màu, lẻ 9 bông
- Hoa Quả : Bao gồm 5 Loại Quả như : Xoài, Thanh Long, Đu Đủ, Hồng Xiêm, Cam hay Táo,…
- Rượu, Thuốc, Chè, Nước lọc, Muối và Gạo
- Đĩa xôi và khoanh giò.
- Một ông ngựa Vàng
- Một đinh tiền vàng
- Vãng mã
Mâm cúng Tết Thanh Minh ngoài mộ
Mâm cúng Thanh Minh ở ngoài mộ được chia thành lễ chay và lễ mặn. Gia chủ có thể chuẩn bị những lễ vật cần thiết như chè, rượu, trầu cau, tiền vàng, đèn và hương.
Đối với mâm cỗ chay, gia chủ cần chuẩn bị xôi chè, oản, bánh trái, chai nước, gạo, muối và bỏng, mật ong.
Đối với mâm cỗ mặn thì có thể thêm rượu, thịt heo hay chân giò, gà luộc, giò. Trường hợp nếu ngoài mộ có nhiều bát hương thì gia chủ nên thắp hết và đối với lễ vật đặt trên bàn chung.
Cách cúng lễ Tết Thanh Minh chuẩn
Thông thường, người Việt cúng Tết Thanh Minh taị cả hai nơi chính là tại nhà và phần mộ của tổ tiên
- Lễ vật cúng Tết Thanh Minh gia chủ có thể làm mâm cỗ chay hoặc đơn giản chính là đĩa xôi bát chè.
- Số nhang thắp phải là số lẻ, hầu hết là 1 hoặc 3, 5 nén bởi số lẻ biểu trưng cho cõi âm; đèn hoặc nến biểu trưng cho Mặt Trăng và Mặt Trời.
- Cách cúng Tết Thanh Minh truyền thống không quy định bắt buộc phải là cỗ chay hay mặn. Nhưng nhiều người quan niệm chọn lễ vật cúng Tết Thanh Minh là cỗ chay gồm mật ong, bơ, bỏng, gạo muối, nước, bánh trái và oản chuối, xôi chè để không sát sinh, vong hồn tổ tiên được siêu thoát.
- Khi gia chủ đến nơi đặt mộ phần, gia chủ hãy đặt lễ vật cúng Tết Thanh Minh vào chỗ thờ chung để làm lễ cúng. Trường hợp nếu nơi đó không có chỗ thờ, không phải nghĩa trang thì gia chủ cần chuẩn bị đôn, kệ để đặt đồ lễ chứ không xếp dưới mặt đất.
- Sau khi sắp lễ xong, gia chủ thắp hương và hãy đốt nến và khấn theo bài cúng Tết Thanh Minh.
- Trong lúc gia chủ chờ hết tuần hương, gia chủ tới thắp hương ở phần mộ gia tiên và xin phép người đã khuất được dọn dẹp và tu sửa mộ phần.
- Sau khi dọn dẹp xong phần mộ, gia chủ chờ hương cháy được khoảng 2/3, lễ tạ sau đó hóa vàng và xin lộc mang về để tiếp tục làm lễ gia thần và gia tiên tại nhà.
- Hành lễ gia thần và gia tiền đều có 2 cách thức là lễ và vái. Lễ thì 2 bàn tay áp vào nhau và đặt ngang trước ngực và vái thì các ngón tay đan vào nhau.
- Lễ hay vái đều chỉ được thực hiện sau khi đã đặt lễ vật cúng Tết Thanh Minh lên ban thờ và thắp đèn, hương.
- Trong cách cúng Tết Thanh Minh bao gồm cả việc cúng gia tiên với cách thức tương tự như cúng gia tiên thông thường. Nguyên tắc chung chính là dâng hương lễ gia thần trước rồi mới lễ gia tiên.
- Sau khi châm lửa thắp hương nến, người làm lễ hãy kính cẩn dùng 2 tay dâng hương đặt ở vị trí ngang trán, vái đủ 3 vái rồi mới cắm hương vào bát hương.
- Tiếp theo, khấn theo bài cúng gia tiên rồi vái 3 vái và chờ hương cháy gần hết thì mới được hóa vàng.
Bài cúng Tết Thanh minh
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy hoàng thiên hậu thổ, chư vị tôn thần.
Con kính lạy các ngài thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.
Hôm nay là ngày: (đọc ngày theo âm lịch).
Tín chủ chúng con là: (tên người khấn).
Ngụ tại: (địa chỉ của nhà tín chủ).
Nhân Tết thanh minh, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương kính dâng trước án, kính mời chư vị tôn thần lai lâm chiếu giám.
Gia đình chúng con có ngôi mộ của: (cha, ông hay cụ tam đại, tứ đại theo vai của người dưới mộ so với tín chủ), táng tại xứ này, nay muốn sửa sang xây đắp.
Vì vậy chúng con xin kính cáo các đấng thần linh, thổ công, thổ phủ, long mạch, tiền chu tước, hậu huyền vũ, tả thanh long, hữu bạch hổ và chư vị tôn thần cai quản trong khu vực này.
Chúng con kính mời các vị chư thần về đây chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho vong linh được an nhàn yên ổn, siêu thoát.
Cúi xin các vị phù hộ độ trì cho tín chủ chúng con toàn gia mạnh khỏe an bình, bốn mùa không tật ách, tám tiết hưởng thái bình.
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
Bài khấn lễ vong linh ngoài mộ
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy hương linh: (tên người dưới phần mộ, nếu là các cụ tổ tiên đã xa đời thì có thể gọi là cụ Tam Đại, Tứ Đại ...).
Hôm nay là ngày: nhân Tết Thanh minh.
Tín chủ chúng con là:
Ngụ tại địa chỉ:
Chúng con và toàn thể gia đình con cháu, nhờ công ơn sinh thành dưỡng dục, nền đức cao dày, gây dựng cơ nghiệp của ... ( người dưới phần mộ).
Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương kính dâng trước mộ, kính mời chân linh (cụ, ông, cha…….) lai lâm hiến hưởng.
Chúng con xin phép được sửa sang phần mộ, bồi xa, bồi thổ cho được dầy bền, tu sửa minh đường cho thêm vững chắc.
Cúi xin linh thiêng chứng giám, thụ hưởng lễ vật , phù hộ độ trì con cháu, qua lại soi xét cửa nhà. Che tai cứu nạn, ban tài tiếp lộc, điều lành mang đến, điều giữ xua đi.
Độ cho gia đạo hưng long, quế hòe tươi tốt. Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin chứng giám.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).
Lưu ý khi cúng Thanh Minh
Trong lễ cúng Tết Thanh Minh, người con trưởng và cháu đích tôn, hoặc là người kế thừa việc thờ tục trong gia đình dòng họ nên là người làm lễ. Khi đi tảo mộ, dù gia chủ có phải xách nặng đến thế nào cũng đừng thuê người xách hộ vật lễ cúng, mà hãy để con cháu trong nhà xách đồ phụ. Đồng thời trong lúc thực hiện lễ cúng kiếng, mọi người không nên nô đùa và nói chuyện quá to. Hãy luôn thực hiện nghi lễ một cách nghiêm túc, trang nghiêm và tôn trọng đối với người đã khuất.
Đối với phụ nữ mang thai không nên đi tảo mộ bởi cơ thể yếu, dễ bị nhiễm lạnh và khí độc ở nghĩa trang tạo nên. Khi đi lại cần cẩn thận và nhẹ nhàng. Gia chủ không nên làm lộn xộn và xới vung đất vụn, đá vụn để tránh làm ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan xung quanh.
Lễ Tết Thanh Minh là dịp để con cháu thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với tổ tiên. Việc thực hiện nghi lễ cúng bái đúng cách không chỉ thể hiện sự tôn trọng mà còn giúp chúng ta cảm thấy gần gũi hơn với những người đã khuất. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có một ngày Tết Thanh Minh ý nghĩa và ấm áp bên gia đình.
Xem thêm: Ý nghĩa và cách cúng mùng 2 và 16 hàng tháng