Hướng dẫn chi tiết cách hô thần nhập tượng

30/08/2023 14:39

Có nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu về khái niệm “hô thần nhập tượng” cũng như ý nghĩa và cách hô thần nhập tượng đúng. Cũng có nhiều quan niệm cho rằng đây là nghi thức mê tín dị đoan, cũng có những ý kiến cho rằng đây là một nghi thức thể hiện sự trang nghiêm và cần thiết. Vậy, quan niệm nào là đúng về nghi thức hô thần nhập tượng, cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu khái niệm: hô thần nhập tượng

Nghi thức hô thần nhập tượng được thực hiện bởi có nhiều người tin rằng, việc làm lễ sẽ giúp cho Phật dễ dàng an ngự vào tôn tượng, tranh việc những loài ma quỷ sẽ nhập vào tượng để hưởng hương khói, lễ vật. Có thể nói, như vậy quý Phật tử dù đang quỳ lạy dưới tôn tượng Phật, Bồ Tát nhưng trên thực tế lại đang quỳ lạy ma quỷ.

Có rất nhiều người hiểu nhầm ý nghĩa của hô thần nhập tượng là “hô” ông thần, Phật đến để “nhập” vào tượng, đây là quan niệm hoàn toàn sai. Chúng ta cần hiểu rằng “hô thần nhập tượng” chỉ là tên dân gian đặt để dễ hiểu, còn tên chính xác của nghi lễ này là “khai quang an vị khánh tán nghi”.

Trên thực tế, khi chế tác tượng, trong vật liệu không thể tránh khỏi có những tạp uế hay tinh linh trú ngụ. Chính vì thế, nghi thức hô thần nhập tượng là để xua đi những thứ không sạch sẽ, tiếp lấy cái linh khí càn khôn, cung thỉnh Phật, Bồ Tát chứng giám, nhờ công đức và sự gia trì của chư Phật mà đạt được chỗ “thông phi ngại” không vướng mắc bởi trần lao. Chính từ đó mà cái tục sẽ biến thành cái chân, cái thường biến thành cái thiêng, việc thờ cúng cũng từ đó mà trang nghiêm và viên mãn.

Tìm hiểu khái niệm: hô thần nhập tượng
Tìm hiểu khái niệm: hô thần nhập tượng

Những ý kiến trái chiều về nghi thức hô thần nhập tượng

Bàn luận về nghi thức hô thần nhập tượng, tới nay vẫn có rất nhiều ý kiến trái chiều khác nhau. Trong đó nổi bật lên hai nguồn ý kiến như sau:

Theo quan điểm của một trường phái Phật giáo thì nghi thức hô thần nhập tượng là hoàn toàn không cần thiết. Người ta cho rằng, tượng Phật hay Bồ Tát chỉ là những vật phẩm để hỗ trợ cho việc tu hành. Chính vì thế, không có lý do gì mà chúng ta thờ phụng và lễ bái Đức Phật, trong khi Ngài không hề có mặt để thọ lãnh những lễ bái đó. Tôn tượng vốn chỉ là hình tượng vô tri vô giác, đứng trước tượng Phật, Bồ Tát, những Phật Tử chỉ gián tiếp hồi tưởng tới Ngài, tri ân, thành tâm tới Ngài. Có thể nói dễ hiểu hơn rằng, việc cúng bái, phụng thờ quan trọng nằm chính là ở đức tin và lòng thành, chứ không phải ở tôn tượng Phật hay Bồ Tát.

Bên cạnh đó, có một số ý kiến cho rằng, hình tượng trang nghiêm sẽ tạo nên sự ái kính. Chính vì thế, tôn tượng Phật trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của Phật tử. Hình tượng Phật, Bồ Tát trở thành điểm gắn kết tinh thần của con người đối với các đấng siêu nhiên vô hình, có quan điểm liên quan đến khí vẫn của mỗi Phật tử.

Những ý kiến trái chiều về nghi thức hô thần nhập tượng
Những ý kiến trái chiều về nghi thức hô thần nhập tượng

Tìm hiểu bản chất của việc hô thần nhập tượng

Căn cứ theo trích lục từ Từ điển Phật học định nghĩa mắt thường được chia ra ngũ nhãn gồm: 

  • Nhục nhãn: mắt của thể xác
  • Thiên nhãn: mắt của cõi trời sắc giới
  • Huệ nhãn: mắt của các vị tu tập đã đắc đạo
  • Pháp nhãn: mắt trí tuệ thấu vạn cõi của chư vị Bồ Tát
  • Phật nhãn: mắt của Chư Phật

Theo kị Vô Lượng Thọ, chư vị Bồ Tát ở cõi Tịnh độ có ngũ nhãn và thường được hiểu rằng:

  • Nhục nhãn: trong suốt, thấu tận được mọi sự
  • Thiên nhãn: thông đạt, vô hạnh, vô lượng
  • Pháp nhẫn: quan sát cùng tốt thật tướng các pháp
  • Huệ nhãn: có thể độ chúng sanh sang bờ an vui
  • Phật nhãn: con mắt có khả năng thông suốt vạn pháp

Có thể nói, “nhãn” là một từ có nhiều tầng nghĩa trong Phật pháp. Chính vì thế, việc suy luận về một nghi liên quan đôi khi sẽ gián tiếp làm lệch góc nhìn, ảnh hưởng đến việc tu tập đạo đức, Phật pháp của nhân sinh, làm biến thiên ý nghĩa vốn cao đẹp của đạo Phật.

Chuyện khai quang điểm nhãn để tượng Phật có thần lực, không cho ma quỷ chiếm phần công quả hay để thêm linh nghiệm thì tuyệt đối là không có.

Việc thờ Phật, Bồ Tát tại chùa cũng như tại gia vốn có ý nghĩa nhằm nhắc nhở mọi người y theo lời dạy của chư Phật, hướng tâm lương thiện, chăm chỉ tu tập để có thể sớm ngày giác ngộ.

Tìm hiểu bản chất của việc hô thần nhập tượng
Tìm hiểu bản chất của việc hô thần nhập tượng

Nghi thức khai quang là gì?

Khai quang chính là một nghi thức nằm trong nghi lễ an vị tượng Phật. Một số Phật tử khi mới lập bàn thờ Phật tại gia, hay khi thỉnh tôn tượng Phật, Bồ Tát về thờ thường sẽ mời quý Thầy tới làm lễ an vị tượng. Cũng có những quý Phật tử sau khi thỉnh tượng sẽ gửi vào chùa để được quý Thầy làm lễ khai quang.

Nghi thức khai quang sẽ được quý thầy của tất cả các tông phái Bắc Tông, Nam Tông hay Mật Tông của Việt Nam sử dụng nếu như có yêu cầu của Phật Tử.

Xem thêm: Cách đặt Ông Cóc và Tỳ Hưu

Nghi thức khai quang là gì?
Nghi thức khai quang là gì?

Hướng dẫn cách hô thần nhập tượng Phật bản mệnh

Hô thần nhập tượng Phật bản mệnh là một nghi thức tâm linh quan trọng, giúp cho tượng Phật trở nên linh thiêng và có thể ban phước lành cho người sở hữu. Vậy làm thế nào để thực hiện nghi thức này một cách đúng đắn và trang nghiêm?

  • Tượng Phật bản mệnh được tẩy uế bằng nước sạch, sau đó được các chuyên gia phong thủy đọc trì chú “Thanh Tịnh Pháp Án Lam Xóa Ha”. Tiếp theo tượng được kết ấn Bảo thủ và kiết tường.
  • Nước được dùng để rửa tượng sẽ mang vẩy ra sân hoặc quanh nhà, tuyệt đối không đổ nước xuống cống hay những nơi ô uế.
  • Sau khi thực hiện xong lễ hô thần tượng Phật bản mệnh, gia chủ phải tiếp tục trì chú Thanh Tịnh Pháp trong vòng 7 đến 9 ngày. 
  • Trong quá trình thực hiện lễ hô thần nhập tượng, thầy phong thủy sẽ vẽ 3 chủng từ Om Ah Hum bằng tiếng Phạn, chữ Om nằm ở giữa lông mày, Ah ở miệng và Hum ở cổ của tượng Phật, vị trí các chữ được phân khoảng cách chia đều.

Hy vọng với những chia sẻ của đồ đồng Thiên Phúc đã giúp quý phật tử hiểu đúng được về nghi thức hô thần nhập tượng cũng như cách hô thần nhập tượng đúng cách. 

Xem thêm: Tượng linh vật bằng đồng

 

Share
Tin cũ
Thêm vào giỏ hàng thành công
Đăng ký nhận tin
Kết nối với chúng tôi
Royal Thiên Phúc
  • Cơ sở 1: 663 Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội​
  • Cơ sở 2: Số 9 B1 Nguyễn Cảnh Dị, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội​
  • Cơ sở 3: 121B Nguyễn Văn Trỗi , P12 , Quận Phú Nhuận - TP.HCM​
  • Xưởng sản xuất: Khu A – Thị Trấn Lâm – Ý Yên – Nam Định​
  • Hotline: 0947.90.6666
  • Email: royal.thienphuc@gmail.com
Để lại số điện thoại để được ưu đãi 30%
Bản đồ
Zalo Chat