Trang trí ban thờ ngày Tết chính là công việc mang nhiều ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với mỗi gia đình Việt. Cách trang trí bàn thờ ngày tết sao cho đơn giản mà vẫn giữ được tôn nghiêm, lễ nghi là điều được rất nhiều gia chủ quan tâm hiện nay. Hãy cùng Đồ đồng Thiên Phúc tìm hiểu cách trang trí bàn thờ ngày tết nhé.
Hướng dẫn cách trang trí bàn thờ ngày Tết chi tiết
Trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết là điều mà bất kỳ gia chủ nào cũng cần phải thực hiện. Dọn dẹp ban thờ gia tiên gọn gàng cũng là việc cần thiết và cũng giúp gia chủ bày tỏ lòng tôn kính và biết ơn của mình đối với ông bà tổ tiên. Bởi vậy, để biết cách dọn dẹp và trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết chuẩn phong thủy, gia chủ hãy tham khảo những gợi ý dưới đây:
Dọn dẹp bàn thờ
Gia chủ sử dụng khăn lau và chổi sạch riêng chuyên dụng cho ban thờ bởi những sản phẩm này không được sử dụng với mục đích khác.
Trường hợp nếu phụ nữ thường đảm nhận việc dọn dẹp nhà cửa thì việc lau dọn bàn thờ tổ tiên thường sẽ dành cho những người đàn ông, con trai trong gia đình. Bởi đây là quan niệm, văn hóa truyền thống của người xưa nhưng hiện nay ở nhiều gia đình việc dọn dẹp bàn thờ không phân biệt những thành viên trong gia đình bởi tất cả mọi người đều có thể tham gia công việc này
Xếp ngăn nắp những vật dụng trên ban thờ
Sau khi dọn dẹp thì gia chủ sẽ tiến hành sắp xếp lại ban thờ sao chọn ngăn nắp và gọn gàng nhất. Bởi việc sắp xếp có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi nó sẽ giúp gia chủ đặt đúng phong thủy và không làm khuất đi tầm nhìn của những vị thần cũng như ông bà tổ tiên.
Bày biện lễ cúng
Trên bàn thờ gia tiên, bát hương được coi là vật phẩm được đặt tại vị trí chính giữa bàn thờ và lùi về phía sau và trên bát hương có cây trụ để gia chủ có thể cắm hương vòng. Ngoài ra, hai bát hương còn lại sẽ được đặt ở hai bên ngang hàng với bát hương chính để tạo nên tư thế tam đài. Bên cạnh đó, có thể bày thêm đôi nến và đèn dầu với ý nghĩa biểu trưng cho mặt trời bên trái và mặt trăng bên phải.
Bên cạnh đó, cách trang trí bàn thờ ngày tết miền Bắc và bàn thờ ngày tết miền Nam cũng sẽ có sự khác nhau về văn hóa thờ cúng của từng vùng miền. Bởi tùy thuộc vào phong tục từng vùng miền mà gia chủ có sự chuẩn bị hợp lý, hài hòa và thành tâm.
Lễ vật dâng lên ban thờ gia tiên bao gồm quần áo, tiền vàng, hoa quả tươi và một bình rượu. Bên cạnh đó, gia chủ cần chuẩn bị thêm mứt để mang tới không khí tết và giúp ban thờ trở nên bắt mắt.
Gia chủ lưu ý khi sử dụng cắm hoa ngày Tết ban thờ thì nên hoa cắm ban thờ ngày Tết phải sử dụng hoa tươi như hoa cúc, hoa hồng, hoa lay ơn,...Những loài hoa được sử dụng trong ngày Tết ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam. Bên cạnh đó, mâm lễ cúng gia tiên cũng cần được bày biện một cách chu đáo với những món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh tét,... Ngoài ra gia chủ có thể tham khảo cách bày bánh kẹo trên bàn thờ tại đây.
Mâm ngũ quả tươi
Cách bày bàn thờ ngày tết chắc chắn không thể thiếu mâm ngũ quả tươi để dâng lên ban thờ. Với mâm ngũ quả, gia chủ cần sắp xếp một cách cẩn thận với văn hóa thờ cúng của từng vùng miền. Gia chủ có thể tham khảo các mẫu mâm bồng đựng trái cây tại Đồ Đồng Thiên Phúc để tăng thêm phần trang nghiêm cho bàn thờ gia tiên.
Một số điều gia chủ cần kiêng kỵ khi trang trí ban thờ ngày Tết
Bát hương đặt vào vị trí chính giữa bàn thờ
Trên bàn thờ gia tiên, bát hương lớn nhất sẽ được đặt ở chính giữa với ý nghĩa tượng trưng cho sự tinh túy đất trời. Ngoài ra, vị trí ở chính giữa bát hương có cắm cây trụ để gia chủ có thể cắm hương vòng. Bên cạnh đó, để tạo nên tư thế tam tài, gia chủ đặt hai bát hương nhỏ ở hai bên chính là bên trái và bên phải của bát hương lớn. Đồng thời, góc ngoài cùng bàn thờ sẽ được đặt thêm đèn dầu với ý nghĩa tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời.
Chất liệu bát hương nên chọn bằng đồng
Gia chủ nên chọn những mẫu bát hương không có tay cầm. Bên cạnh đó, chất liệu bát hương được chế tác bằng đồng thanh khiết và được những người nghệ nhân chế tác thủ công tinh xảo với những hoa văn họa tiết sắc nét tạo nên sự thiêng liêng cho không gian thờ cúng.
Sau khi dọn dẹp, gia chủ tuyệt đối không xê dịch bát hương mà phải giữ nguyên vị trí. Bên cạnh đó, để dễ dàng vệ sinh bát hương thì gia chủ dùng khăn sạch vắt ráo nước và lau nhẹ. Ngoài ra, khi dọn chân hương gia chủ nên rút từng cây và để lại 9 cây chân hương đẹp. Đối với những chân hương đã rút thì gia chủ đem đi hóa và rải tro ở sông, suối.
Sử dụng hoa tươi
Trang trí bàn thờ, gia chủ nên lựa chọn hoa tươi mang ý nghĩa thờ cúng và đặc biệt không được sử dụng hoa nhựa để thờ cúng bởi đấy là điều kiêng kỵ.
Đồng thời, gia chủ nên thắp hương ban thờ gia tiên vào hai thời điểm phù hợp trong ngày chính là buổi sáng và buổi tối. Theo quan niệm xưa, trường hợp nếu hương được thắp bay theo đường thẳng là vô cùng tốt và ngược lại nếu cuốn theo vòng tròn sẽ là một dấu hiệu không tốt lành.
Một trong những điều mà gia chủ nên biết khi trang trí bàn thờ gia tiên chính là nếu bàn thờ thần bị bốc cháy thì đây là một điềm báo may mắn. Ngược lại, trường hợp nếu bàn thờ tổ tiên bỗng dưng bốc cháy thì lại là điềm báo vô cùng xấu cho gia đình.
Lau dọn và hương khói cho ban thờ
Lau dọn và thắp hương cho ban thờ là điều gia chủ nên làm để thể hiện lòng tôn kính và biết ơn đối với ông bà cũng như với những người đã khuất trong gia đình. Bên cạnh đó, nếu bàn thờ gia tiên hướng trực tiếp ra cửa chính thì gia chủ nên đặt đèn trên ban thờ luôn sáng với mục đích thu hút năng lượng dương khí vào nhà
Vị trí đặt bàn thờ
Theo phong thủy, gia chủ không được đặt bàn thờ gia tiên ở vị trí cuối lối đi trong nhà đặc biệt nếu trường hợp đường đi lại có hướng đâm thẳng vào bàn thờ. Bởi khi gia chủ đặt bàn thờ gia tiên tại vị trí này sẽ mang lại những điềm xấu, gây tổn hại đến cung tài lộc của gia chủ.
Đồ lễ trên bàn thờ gia tiên
Đối với mâm cúng lễ gia tiên ngày tết sẽ tùy thuộc vào điều kiện kinh tế mà gia chủ dâng lên bàn thờ gia tiên những đồ món đồ lễ với số lượng và chất lượng cũng khác nhau nhưng sẽ luôn đầy đủ rượu, hoa quả tươi, xôi chè, vàng hương, cỗ mặn,…cùng với một chén nước tinh khiết nếu có thể là nước mưa thì sẽ tốt hơn.
Đồng thời với những gia chủ quá bận rộn và không có đủ thời gian để chuẩn bị đồ lễ cúng gia tiên thì chỉ cần chuẩn bị những đồ lễ cơ bản như chén nước, nén hương cùng với đĩa hoa quả tươi và tiền vàng. Bên cạnh đó, gia chủ khi làm lễ phải chuẩn bị đèn dầu hoặc nến để thắp. Nén hương được thắp trên bàn thờ lúc nào cũng phải là số lẻ (một nén hoặc ba nén hương) và cắm các nén hương thật ngay ngắn, thẳng đẹp mắt.
Qua những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã có thêm nhiều ý tưởng để trang trí bàn thờ ngày Tết thật ý nghĩa. Hãy cùng nhau giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tạo nên một cái Tết ấm áp và trọn vẹn bên gia đình.