Cách Đặt Lư Hương Trên Bàn Thờ Đúng Chuẩn Phong Thủy và Tâm Linh

08/07/2023 16:04

Lư hương là một trong những vật phẩm thờ cúng quan trọng, không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên. Tuy nhiên, để vật phẩm này có thể đem đến sự linh thiêng sang trọng cho không gian thờ tự mà vẫn phát huy được hết linh lực thì cần biết cách sắp xếp lư đồng trên bàn thờ một cách phù hợp, chuẩn phong thủy. Bài viết dưới đây, đồ đồng Thiên Phúc sẽ hướng dẫn Cách Đặt Lư Hương Trên Bàn Thờ Đúng Chuẩn Phong Thủy và Tâm Linh mà vẫn mang lại được những tác dụng phong thủy cực tốt cho gia đình, mời quý bạn đọc cùng theo dõi.

Lư hương trên bàn thờ là gì?

Lư hương đồng là khí cụ được dùng phổ biến trong thờ cúng, hình dáng đa dạng như: hình Bảo đảnh, sư tử, phương đẩu, liên hoa, chim hạc,... Hoa văn trang trí quen thuộc trong văn hóa thờ cúng của người Việt Nam như song long chầu nguyệt, long phụng, hoa sòi, dơi ngậm tiền, cùng với dòng chữ Hán hoặc chữ Việt “Phúc - Lộc - Thọ - Khang - Ninh” với mong muốn cầu cho gia đình luôn bình an, hạnh phúc. Theo quan niệm của Phật Giáo, hình dáng của lư hương hàm chứa những diệu ý, chân lý, bao hàm cả tính chất văn hóa của Đạo Phật.
Lư hương chủ yếu dùng để đốt trầm hương hoặc nhang trong các nghi lễ thờ cúng, tôn vinh tổ tiên, thần linh. Nó thường được đặt ở các bàn thờ lớn, trang nghiêm. Còn đối với Bát hương là nơi cắm nhang, thường được sử dụng trong các buổi thờ cúng hàng ngày tại gia đình. Nó cũng là nơi để bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên và các vị thần linh.

Ý nghĩa lư hương trong văn hóa tín ngưỡng thờ cúng
Ý nghĩa lư hương trong văn hóa tín ngưỡng thờ cúng

Lư hương được làm bằng chất liệu đồng, tượng trưng cho hành dương (ánh sáng của mặt trời), là khí cụ dâng cúng cho Thần Phật, tổ tiên, có khả năng trấn áp hung khí, thu hút may mắn, tài lộc. Hơn nữa, theo quan niệm của người xưa, trời hình tròn, đất hình vuông, vì vậy lư thường được dùng để cúng Phật, Thánh có dạng hình tròn, cúng Thần linh thường có hình vuông, trong chùa sẽ thường dùng hình dáng hoa sen biểu hiện ý nghĩa của sự thanh tịnh, thoát tục.

Lư hương bằng đồng dát vàng 9999
Lư hương bằng đồng dát vàng 9999

Lư hương đồng bày trí trên bàn thờ gia tiên được dùng để đốt hương trầm. Theo quan niệm dân gian, mùi hương thể hiện tấm lòng thành kính, sự thanh khiết, hiếu đạo của con cháu đối với ông bà tổ tiên. Bên cạnh đó, hương trầm còn có khả năng thanh lọc không khí hiệu quả, hóa giải được hung khí tăng thêm cát khí, giúp mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình được hòa thuận, con cháu hiếu thảo, tăng tiến về trí tuệ và thuận lợi trong công việc.

Lư hương bằng đồng cũng mang ý nghĩa của nét đẹp văn hóa thiền tu và văn hóa thờ cúng gia tiên, thể hiện sự thanh tịnh, thoát tục. Khi lư hương được bày trí trong không gian thiền thất hay trà am, vật phẩm mang hàm ý, tính cách, biểu trưng phong cách thanh thoát riêng biệt của thiền.

Lư hương bằng đồng catut
Lư hương bằng đồng catut


Tại sao cần đặt lư hương đúng cách trên bàn thờ?

Bàn thờ chính là nơi để người còn sống thể hiện sự tưởng nhớ và tấm lòng thành kính đến người đã khuất, tổ tiên dòng họ hay thần Phật, Thổ Địa,...Ban thờ là nơi linh thiêng và cần được tôn kính, tôn nghiêm và đúng đạo lễ truyền thống, vì vậy những thứ trên bàn thờ phải được sắp xếp theo quy tắc phong thuỷ. 

Lư hương cũng là nơi tụ khí và truyền tải tâm nguyện của gia chủ cho những người đã khuất, tổ tiên. Nếu không biết cách bày biện ban thờ, đặc biệt để tránh phạm đại kỵ ảnh hưởng đến phong thủy, tài lộc thì nên đặt lư hương đúng vị trí. Cũng như những vật thờ cúng khác như đỉnh đồng, bộ tam sự hay ngũ sự,...của mỗi gia đình thì lư hương cũng cần được để đúng vị trí và đúng quy định.

Lư hương bằng đồng khảm ngũ sắc
Lư hương bằng đồng khảm ngũ sắc

Cách đặt lư hương trên bàn thờ theo đúng phong thủy

Vị trí đặt lư hương chuẩn

  • Trung tâm bàn thờ: Lư hương nên được đặt ở vị trí trung tâm của bàn thờ, đặc biệt là ở khu vực giữa tượng thần linh hoặc tổ tiên. Vị trí này tượng trưng cho sự cân bằng và là trung tâm năng lượng trong không gian thờ cúng.
  • Không nên để lư hương ở góc bàn thờ: Việc đặt lư hương ở góc bàn thờ có thể làm mất cân đối và không mang lại sự hòa hợp về phong thủy.
  • Không đặt lư hương dưới các vật chắn: Tránh đặt lư hương dưới đèn, dĩa, hoặc bất kỳ vật chắn nào vì điều này có thể ảnh hưởng đến sự lưu thông năng lượng và gây khó khăn cho khói trầm hương bay lên.
Cách đặt lư hương trên bàn thờ
Cách đặt lư hương trên bàn thờ

Khoảng cách với các vật phẩm khác

Khoảng cách đặt lư hương với các vật phẩm khác trên bàn thờ cũng rất quan trọng trong phong thủy, vì nó giúp tạo ra sự cân bằng và lưu thông năng lượng tốt. Khoảng cách lý tưởng nhất chính là khoảng 15 - 20cm giữa lư hương và những vật phẩm khác là hợp lý, giúp đảm bảo không gian thờ cúng không bị chật chội mà vẫn tạo được sự tôn kính, trang nghiêm.

Hướng lư hương

  • Hướng hợp tuổi gia chủ: Lư hương nên được đặt theo hướng hợp với tuổi của gia chủ. Nếu gia chủ không rõ hướng hợp, có thể tham khảo một số sách phong thủy hoặc nhờ chuyên gia tư vấn.
  • Tránh đặt lư hương hướng thẳng với cửa chính: Lư hương không nên đặt hướng thẳng vào cửa chính vì sẽ làm thất thoát năng lượng tốt và tài lộc. Nên tránh để lư hương bị "gặp gió" hoặc bị ánh sáng mạnh chiếu vào.
Lư hương bằng đồng vàng
Lư hương bằng đồng vàng

Cách phối hợp lư hương với các vật phẩm khác trên bàn thờ

Khi phối hợp lư hương và những vật phẩm khác trên bàn thờ, bạn cần chú ý để tạo sự hài hòa, cân đối và hợp phong thủy, đồng thời tôn vinh sự trang nghiêm của không gian thờ cúng.

Lư hương và bát hương

  • Lư hương thường được đặt ở vị trí trung tâm của bàn thờ, chính giữa, ở phía trước các tượng thần linh hoặc tổ tiên. Lư hương là nơi đốt trầm hương hoặc nhang, nên cần đặt ở vị trí dễ dàng để khói nhang có thể lan tỏa lên, tạo sự kết nối giữa cõi trần và cõi linh thiêng.
  • Bát hương thường được đặt ở phía sau lư hương, trên cùng một mặt bàn thờ. Bát hương thường là nơi cắm nhang và là vật phẩm chính để thể hiện sự thành kính đối với tổ tiên. Nếu bàn thờ có nhiều tầng, bát hương sẽ được đặt trên tầng trên cùng hoặc tầng thứ hai.

Lư hương và đèn nến – đỉnh đồng

Lư hương nên được đặt ở trung tâm của bàn thờ, chính giữa, ở phía trước các tượng thần linh hoặc tổ tiên. Đèn hoặc nến (có thể là đèn dầu, nến cốc hoặc đèn điện) thường được đặt ở hai bên của lư hương, theo nguyên tắc "tả thanh, hữu đỉnh" trong phong thủy. Điều này có nghĩa là đèn nến nên được đặt ở phía bên trái và bên phải của lư hương để tạo sự cân đối. 

Phối hợp lư hương với bộ tam sự hoặc bộ ngũ sự trên bàn thờ là một yếu tố quan trọng trong việc trang trí không gian thờ cúng sao cho hợp phong thủy và tôn nghiêm. Bộ tam sự và ngũ sự bao gồm những vật phẩm như Lư hương – Chân nến – Hạc thờ/Đỉnh đồng.

  • Cách sắp xếp với bộ tam sự: Đỉnh đồng thường được đặt phía sau lư hương hoặc phía sau các tượng thần linh tổ tiên, ở trung tâm bàn thờ. Hạc thờ hoặc nến nên được đặt ở hai bên lư hương, tượng trưng cho sự chiếu sáng, giúp mở rộng không gian và mang lại năng lượng tích cực.
  • Cách sắp xếp với bộ Ngũ sự: Lư hương vẫn là vật phẩm quan trọng nhất và thường được đặt ở vị trí trung tâm của bàn thờ. Đỉnh đồng sẽ được đặt phía sau hoặc ở một bên lư hương, sao cho không bị che khuất và giúp tạo sự đối xứng. Đỉnh đồng có thể đứng phía sau hoặc bên phải của lư hương, tùy vào không gian và sở thích của gia chủ. Cũng giống như trong bộ tam sự, hạc và nến được đặt hai bên của lư hương đối xứng 2 bên tạo không gian thờ cúng linh thiêng, trang nghiêm
Lư hương bằng đồng đỏ khảm ngũ sắc
Lư hương bằng đồng đỏ khảm ngũ sắc

Cách chọn lư hương hợp phong thủy

Chất liệu lư hương

Lư hương đồng Đài Loan

Lư hương đồng Đài Loan được chế tác theo công nghệ khuôn cát, đúc máy trên dây chuyền hiện đại. Sản phẩm có màu vàng sáng bóng, các chi tiết sắc nét, ít lỗi, giá thành rẻ. Tuy nhiên, bề mặt dễ bị bong tróc trong thời gian sử dụng gây mất thẩm mỹ.

Lư hương đồng vàng đúc thủ công

Sản phẩm được đúc thủ công bằng nguyên liệu đồng vàng chiếm tỷ lệ cao, ít tạp chất. Lư hương đồng vàng đúc thủ công có màu vàng đặc trưng của đồng vàng, các chi tiết chạm sắc sinh động, độ bền cao, giá thành nằm ở phân khúc trung cấp, phù hợp với đại bộ phận người dân Việt Nam.

Lư hương đồng đỏ đúc thủ công

Lư hương đồng đỏ được đúc thủ công từ nguyên liệu đồng đỏ thanh khiết, được chọn lọc kỹ lưỡng. Sản phẩm có mẫu mã, kích thước đa dạng, màu sắc tươi sáng đặc trưng, độ bền cao, giá thành ở mức độ trung bình.

Lư hương đồng catut đúc thủ công

Lư hương đồng catut được chế tác thủ công từ nguồn nguyên liệu bằng đồng catut (đồng vỏ đạn), có độ bền rất cao, màu vàng ánh xanh đặc trưng, các chi tiết chạm khắc tỉ mỉ, mềm mại, giá thành sản phẩm ở mức độ trung bình.

Lư hương đồng đỏ khảm tam khí, ngũ sắc

Sản phẩm có phôi được chế tác thủ công từ đồng nồi hè, khảm bề mặt bởi các kim loại quý hiếm gồm: vàng 9999, bạc, đồng vàng, đồng xanh, đồng đỏ. Lư hương đồng khảm tam khí, ngũ sắc thuộc phân khúc đồ thờ bằng đồng cao cấp, có tính thẩm mỹ cao, độ bền vĩnh cửu, vì vậy giá thành tương đối cao.

Lư hương đồng mạ vàng, dát vàng

Sản phẩm thuộc phân khúc đồ thờ bằng đồng cao cấp, được mạ vàng 24k hoặc dát vàng 9999 nên màu sắc tươi sáng, độ bền vĩnh cửu, đem lại sự sang trọng, đẳng cấp cho không gian thờ cúng

Lư hương đồng đỏ khảm ngũ sắc
Lư hương đồng đỏ khảm ngũ sắc

Có cần dùng lư hương nếu đã có bát hương?

Lư hương và bát hương có thể sử dụng song song mà không gây xung đột, bởi mỗi vật phẩm có một chức năng khác nhau.

  • Bát hương là nơi cắm nhang để thờ cúng tổ tiên, có thể là một phần không thể thiếu trong không gian thờ cúng, giữ vai trò chính trong nghi lễ.
  • Lư hương là nơi đốt trầm hương hoặc nhang, và có thể giúp khói hương tỏa ra rộng rãi hơn, tạo không khí linh thiêng và thanh tịnh cho không gian thờ cúng.
  • Lư hương không thay thế được bát hương vì bát hương là nơi thể hiện sự thờ cúng, tâm linh đối với tổ tiên. Trong khi lư hương chủ yếu được dùng để đốt hương, việc có cả hai vật phẩm này sẽ giúp không gian thờ cúng trở nên đầy đủ và phong phú hơn về mặt chức năng.

Những lỗi thường gặp khi đặt lư hương trên bàn thờ

  • Gia chủ không nên đặt sai vị trí hay che khuất bài vị hoặc tượng Phật.
  • Không nên đặt lư hương quay ngược hướng sẽ phạm đại kỵ không tốt cho gia chủ
  • Không nên đặt quá gần cạnh bàn thờ, dễ gây cháy khói hoặc đổ ngã.
  • Gia chủ lưu ý khi dùng lư hương không đúng kích thước sẽ bị mất tính thẩm mỹ.
  • Gia chủ nên vệ sinh lư hương định kỳ để giữ cho lư hương luôn sạch sẽ và phù hợp với không gian thờ cúng trang nghiêm. Nên lau chùi lư hương bằng khăn mềm, tránh sử dụng chất tẩy rửa mạnh.
  • Lư hương nên được đặt ở mức vừa phải, sao cho không quá cao cũng không quá thấp, giúp đảm bảo sự cân đối và dễ dàng trong việc sử dụng.

Câu hỏi thường gặp khi sử dụng và đặt lư hương

Lư hương có cần bao sái và vệ sinh thường xuyên không? 

Lư hương là một vật phẩm quan trọng trong không gian thờ cúng, giúp kết nối giữa cõi trần và cõi linh thiêng. Vì vậy, việc bao sái và vệ sinh lư hương là rất cần thiết để giữ cho không gian thờ cúng luôn sạch sẽ, trang nghiêm và tôn kính.

Có nên đốt trầm trong lư hương hàng ngày không?

Không cần thiết phải đốt trầm hương hàng ngày: Nếu không gian thờ cúng của bạn đủ thông thoáng và bạn muốn tạo không khí linh thiêng, bạn có thể đốt trầm hương vào những dịp đặc biệt như lễ cúng, rằm tháng Giêng, đầu năm mới, hoặc các dịp quan trọng trong năm. Không nhất thiết phải đốt trầm hương mỗi ngày.

Có thể thay đổi vị trí lư hương trên bàn thờ không?

Không nên thay đổi vị trí lư hương. Trong phong thủy, việc thay đổi vị trí của các vật phẩm thờ cúng quá thường xuyên có thể gây bất ổn và làm xáo trộn năng lượng trong không gian thờ cúng. Nếu có sự thay đổi, chỉ nên thực hiện vào các dịp quan trọng như đầu năm mới, rằm tháng Giêng, hoặc các dịp cúng bái đặc biệt.

Nếu lư hương bị vỡ có sao không? Phải xử lý như thế nào?

Theo quan niệm phong thủy, khi lư hương bị vỡ, có thể mang lại điềm xui hoặc sự bất ổn trong không gian thờ cúng. Khi bị vỡ, có thể ảnh hưởng đến linh khí, khiến cho không gian thờ cúng thiếu đi sự trang nghiêm và tôn kính.

Nếu lư hương bị vỡ, tuyệt đối không nên sử dụng lại, bởi vì một vật phẩm thờ cúng bị hư hỏng. Thay vì tiếp tục sử dụng, bạn nên thay lư hương mới để giữ sự tôn nghiêm trong không gian thờ cúng. Sau khi thay lư hương mới, bạn nên thực hiện một lễ tẩy uế để làm sạch không gian thờ cúng

Trên đây là hướng dẫn của đồ đồng Thiên Phúc về cách đặt lư hương trên bàn thờ đúng cách, đơn giản mà vẫn đảm bảo được thẩm mỹ và phong thủy trong thờ cúng. Việc thờ tự sẽ trở nên dễ dàng khi gia chủ có thể nắm được các quy tắc cơ bản, áp dụng và chăm nom đúng cách. Nếu quý khách hàng đang quan tâm tới sản phẩm lư hương bằng đồng, tham khảo ngay trên website dodongthienphuc.com hoặc gọi hay tới hotline 0947.90.6666 để được chuyên viên của chúng tôi tư vấn và hỗ trợ.

Share
Thêm vào giỏ hàng thành công
Đăng ký nhận tin
Kết nối với chúng tôi
Royal Thiên Phúc
  • Cơ sở 1: 663 Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội​
  • Cơ sở 2: Số 9 B1 Nguyễn Cảnh Dị, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội​
  • Cơ sở 3: 121B Nguyễn Văn Trỗi , P12 , Quận Phú Nhuận - TP.HCM​
  • Xưởng sản xuất: Khu A – Thị Trấn Lâm – Ý Yên – Nam Định​
  • Hotline: 0947.90.6666
  • Email: royal.thienphuc@gmail.com
Để lại số điện thoại để được ưu đãi 30%
Bản đồ
Zalo Chat