Tam Tòa Thánh Mẫu là gì? Ý nghĩa việc thờ Tam Tòa Thánh Mẫu

18/09/2023 15:28

Tín ngưỡng thờ Mẫu là tín ngưỡng dân gian đã tồn tại lâu đời và phổ biến. Khởi nguồn của tín ngưỡng xuất phát từ sự biết ơn đối với người mẹ, phụ nữ trong nhận thức sơ khai. Đối với ai đang tìm hiểu về văn hóa tâm linh thờ Mẫu của người Việt thì sẽ muốn tìm hiểu thêm về Tam Tòa Thánh Mẫu là gì ? Để giải đáp, hãy cùng Đồ đồng Thiên Phúc tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Tam Tòa Thánh Mẫu là gì? Ý nghĩa việc thờ Tam Tòa Thánh Mẫu trong văn hóa Việt 

Tam Tòa Thánh Mẫu là gì?

Người Đại Việt xưa thờ Tam Tòa Thánh Mẫu và tục thờ Mẫu của người Việt cũng ra đời từ tục thờ nữ thần, những vị thần được thờ trong đình, chùa, miếu, đền. Bên cạnh đó, nhất ;à trong một số loại hình kiến trúc (phủ) như thờ Mẫu Liễu Hạnh. Đồng thời, những giá trị văn hóa Việt đã tạo nên sức sống trường tồn của tín ngưỡng thờ Mẫu. 

Tín ngưỡng thờ Mẫu chính là tín ngưỡng dân gian thuần túy của Việt Nam. Hiện nay, tín ngưỡng thờ Mẫu vẫn được thực hiện và đa dạng. Những giá trị chính của đạo Mẫu là lòng hướng thiện, bởi người mẹ nào cũng muốn dạy con mình sống hướng thiện. Đồng thời, người đến thờ Mẫu tâm phải sáng và thánh kính thờ cúng ông bà, tổ tiên.

Tam Tòa Thánh Mẫu là gì? Ý nghĩa việc thờ Tam Tòa Thánh Mẫu trong văn hóa Việt
Tam Tòa Thánh Mẫu là gì ?

Những người đến thờ Mẫu thường mang theo niềm tin, hy vọng rằng Mẫu che chở và luôn giúp mang lại sức khỏe, hạnh phúc và may mắn cho con cháu. Tất cả những người thờ Mẫu đều thể hiện tấm lòng thành kính từ khi cúng và khi chắp tay khấn vái.

Ý nghĩa việc thờ Tam Tòa Thánh Mẫu trong văn hóa Việt 

Tam Tòa Thánh Mẫu có ý nghĩa sâu sắc và quan trọng đối với người dân Việt Nam, đặc biệt trong văn hóa và tín ngưỡng dân gian. Dưới đây là một số ý nghĩa chính của Tam Tòa Thánh Mẫu đối với người dân Việt Nam:

  • Bảo hộ và phù hộ: Tam Tòa Thánh Mẫu được coi là những vị thần bảo hộ và phù hộ cho con người. Người dân tin rằng khi tưởng niệm và thờ cúng Tam Tòa Thánh Mẫu, họ sẽ nhận được sự bảo vệ và sự giúp đỡ trong cuộc sống hàng ngày. Tam Tòa Thánh Mẫu được coi là những vị thần mẹ với lòng từ bi, sẵn sàng lắng nghe và giúp đỡ con người.
  • Niềm tin và lòng thành kính: Tam Tòa Thánh Mẫu đại diện cho niềm tin và lòng thành kính của người dân Việt Nam. Việc thờ cúng Tam Tòa Thánh Mẫu không chỉ đơn thuần là một nghi lễ tôn giáo, mà còn là một biểu hiện của lòng tôn trọng và lòng biết ơn đối với tổ tiên và văn hóa truyền thống.
  • Tâm linh và niềm hy vọng: Tam Tòa Thánh Mẫu mang lại niềm hy vọng và sự an ủi tâm linh cho người dân Việt Nam. Người ta tin rằng khi cầu nguyện và tưởng niệm Tam Tòa Thánh Mẫu, họ có thể nhận được sự giúp đỡ và sự phước lành trong cuộc sống, cũng như giải quyết các nỗi lo và khó khăn.
  • Bảo tồn và truyền thống văn hóa: Tam Tòa Thánh Mẫu là một phần quan trọng của truyền thống văn hóa và tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Việc thờ cúng và tưởng niệm Tam Tòa Thánh Mẫu giúp bảo tồn và truyền bá các giá trị tôn giáo, tâm linh và văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Tam Tòa Thánh Mẫu gồm những ai ?

Tam Tòa Thánh Mẫu gồm có 3 vị thánh Mẫu: Đệ Nhất Thượng Thiên, Đệ Nhị Thượng Ngàn và Đệ Tam Thoải Phủ. Nhiều gia chủ không biết “tam tòa thánh mẫu thờ ở đâu” thì hầu hết được thờ ở các đền, điện và phủ trong tín ngưỡng dân gian thờ Mẫu Tam - Tứ phủ. 

  • Mẫu Thượng Thiên hay còn được gọi với tên khác là vị Mẫu Đệ Nhất cai quản miền trời, có sức mạnh quyền năng tạo ra mưa, gió và sấm chớp tức là cai quản Tứ Pháp: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Điện và Pháp Lôi. Mẫu Thượng Thiên chính là bà chúa Liễu Hạnh đã có 3 lần giáng trần vì dân, trần thế. Bởi người có quyền năng thống lĩnh tự nhiên, giúp ích vô cùng lớn cho nền nông nghiệp lúa nước, trồng trọt của nước ta, nên đền thờ mẫu Thượng Thiên hiện nay có ở khắp nơi trên cả nước nhưng nơi lớn và linh thiêng nhất vẫn là nơi Mẫu giáng trần hoặc hiển linh và lưu dấu tích. Đồng thời, Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên thường tọa ở chính giữa tam tòa với màu đỏ đặc trưng và ngày hội chính là ngày 3/3 âm lịch hàng năm vô cùng linh thiêng.
Tam Tòa Thánh Mẫu là gì? Ý nghĩa việc thờ Tam Tòa Thánh Mẫu trong văn hóa Việt
Mẫu Thượng Thiên
  • Mẫu Thượng Ngàn hay còn được gọi với tên khác là Mẫu Đệ Nhị người có sức mạnh quyền năng cai quản miền rừng núi. Bà là vị Thánh Mẫu gắn bó với con người, muôn thú và cây cỏ. Chính bởi vì vậy mà nơi nào có rừng núi đều có đền thờ Mẫu Thượng Ngàn. Ngoài ra, vào ngày 20/9 âm lịch hàng năm sẽ đều diễn ra lễ hội Đền Đệ Nhị với hình ảnh vị Mẫu ngồi bên tay trái và khoác trên mình áo màu xanh đặc trưng. Mẫu Thượng Ngàn còn có rất nhiều tên gọi khác chẳng hạn như: Diệu Tín Thiền sư, Đông Cuông Công chúa, Lê Mại Đại Vương, Lâm Cung Thánh mẫu hay Mẫu Đệ nhị Nhạc Phủ hoặc Sơn Tinh công chúa…
Tam Tòa Thánh Mẫu là gì? Ý nghĩa việc thờ Tam Tòa Thánh Mẫu trong văn hóa Việt
Mẫu Thượng Ngàn
  • Mẫu Thoải hay còn gọi với tên khác là Mẫu Đệ Tam hay Mẫu Thủy, người được cai quản miền sông nước, gắn liền với đời sống sông nước của người dân Việt từ xưa tới nay. Thánh Mẫu Đệ Tam thường tọa bên phía tay phải của ban thờ Tam Tòa với hình ảnh vị Mẫu khoác trên mình áo trắng và ngày hội của Mẫu Thoải chính là ngày 10/6 âm lịch hàng năm.
Tam Tòa Thánh Mẫu là gì? Ý nghĩa việc thờ Tam Tòa Thánh Mẫu trong văn hóa Việt
Mẫu Thoải - sông nước

Như vậy, tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung và thờ tượng Tam Tòa Thánh Mẫu nói riêng hiện nay đã dần ăn sâu vào tiềm thức của người Việt và được thờ cúng vô cùng long trọng, trang nghiêm cũng như việc thờ tượng Phật, Thánh thần khác.

Xem thêm: Cửu Thiên Huyền Nữ là ai?

Nghi lễ chính Hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu 

Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, hầu đồng được xem là nghi lễ chính mang tính nghệ thuật. Những người có căn số đồng khi lên đồng hóa thân thành các vị Thánh Mẫu, thể hiện sắc diện và động thái đặc trưng trong không gian văn hóa thờ Mẫu linh thiêng. Người đến tham dự sẽ được trải nghiệm và cảm nhận được vẻ đẹp của các vị Thánh Mẫu, ngắm nhìn những bộ trang phục lộng lẫy, bắt mắt nghe hát Văn kể về sự tích công trạng của những vị Thánh Mẫu trong không gian nghi lễ với nhiều sắc màu rực rỡ. 

Muốn thực hiện tín ngưỡng thờ Mẫu trước hết phải có phủ thờ Mẫu. Người đứng ra thực hiện việc lên đồng phải là người có “căn số đồng” - đấy là theo cách nói dân gian.

Sau đó, trong buổi lễ cần phải có người hát văn và có người hầu dâng, tạm hiểu là những người “nâng khăn, sửa túi” sửa soạn mũ áo và xiêm y cho thanh đồng. Khi hương đã thắp lên, thanh đồng được phủ một tấm vải đỏ trên đầu sẽ làm các động tác và hất khăn ra phía sau. Điều bắt buộc là trước điện thờ phải có gương để thanh đồng có thể nhìn bóng mình trong gương mới hầu được (nghĩa là hầu bóng).

Sự tương tác giữa người hầu đồng và cung văn, những người tới dự trong không gian buổi lễ hầu khiến con người thăng hoa và đồng thời quên đi phiền muộn trong cuộc sống hàng ngày. Họ rất vui mừng khi nhận được lộc bởi Thánh Mẫu ban phát.

Thờ Mẫu chính là tín ngưỡng dân gian mang nét truyền thống. Đến nơi thờ Mẫu chúng ta sẽ cảm thấy thanh thản, thư thái, vui vẻ bởi không gian tâm linh, âm thanh và ca từ của hát Văn, sự linh thiêng trong không gian buổi lễ, đồ dâng lên hầu Thánh, những bộ khăn áo, trang sức của người hầu đồng… Tất cả đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo được hội tụ chắt lọc từ cuộc sống đương đại. Và trên hết, giá trị văn hóa Việt đã tạo nên sức sống trường tồn và mạnh mẽ của tín ngưỡng thờ Mẫu.

Tam Tòa Thánh Mẫu không chỉ là những vị thần linh mà còn là biểu tượng của lòng nhân ái, sự bao dung và sức mạnh của thiên nhiên. Việc thờ cúng Tam Tòa Thánh Mẫu đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Việt, giúp con người tìm thấy sự an yên, bình tĩnh và hướng thiện.

Share
Thêm vào giỏ hàng thành công
Đăng ký nhận tin
Kết nối với chúng tôi
Royal Thiên Phúc
  • Cơ sở 1: 663 Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội​
  • Cơ sở 2: Số 9 B1 Nguyễn Cảnh Dị, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội​
  • Cơ sở 3: 121B Nguyễn Văn Trỗi , P12 , Quận Phú Nhuận - TP.HCM​
  • Xưởng sản xuất: Khu A – Thị Trấn Lâm – Ý Yên – Nam Định​
  • Hotline: 0947.90.6666
  • Email: royal.thienphuc@gmail.com
Để lại số điện thoại để được ưu đãi 30%
Bản đồ
Zalo Chat