Tìm hiểu quy trình thỉnh chuông đồng chuẩn nhất hiện nay

08/07/2023 09:54

Chuông đồng là pháp khí đã xuất hiện từ lâu và có vai trò quan trọng trong đạo Phật. Khi tiếng chuông đồng vang lên sẽ giúp tâm hồn trở nên thư thái, bình yên, mang lại không khí trang nghiêm cũng như những ý nghĩa đặc biệt trong những buổi lễ. Ngày nay, chuông đồng không chỉ xuất hiện nhiều tại đình, chùa, miếu mà còn được sử dụng nhiều trong các nghi lễ thờ cúng tại gia. Vậy, cách thỉnh chuông tại chùa và tại gia như thế nào? Hai nghi thức này có gì khác nhau và được thực hiện như thế nào?

Thỉnh chuông là gì? Có những loại chuông nào?

Thỉnh chuông là quá trình mua hoặc đúc chuông về nhà thờ cúng tại gia hoặc cúng tiến tại chùa, đền, miếu. Tùy thuộc vào nhu cầu, mục đích sử dụng của gia chủ mà có thể lựa chọn thỉnh chuông phù hợp.

Chuông đồng
Chuông đồng

Chuồng đồng thường có 4 loại, có hình dáng và mục đích sử dụng khác nhau như sau:

  • Chuông Đại Hồng: hay còn được gọi với nhiều cái tên khác như Phạn chung, chuông Phạn, đại chung, hoa chung, hồng chung, đại hồng chung hoặc chuông U Minh. Chuông thường có kích thước lớn, cao khoảng 1.5m, đường kính khoảng 6 tấc. Chuông đại hồng được treo trong lầu chuông, thỉnh chuông với mục đích chiêu tập đại chúng hoặc báo sớm tối trong chùa.
  • Bán chung: hay còn gọi là chuông bán, có kích thước chỉ lớn bằng ½ chuông đại hồng, cũng có thể gọi là hoán chung hoặc tiểu chung. Chuông được đúc bằng đồng có chiều cao khoảng 6 -8 tấc, được đặt trong chánh điện hoặc sử dụng trong các buổi pháp hội.
  • Bảo chúng chung: hay còn được gọi là chuông báo chúng hoặc chuông Tăng đường, là một loại chuông nhỏ, chỉ cần một người cũng có thể xách lên được. Hình dáng của loại chuông này cũng giống chuông đại hồng, thường được treo ở trai đường, sử dụng để báo tin cho Tăng chúng biết thông tin về: họp đại chúng, giờ chấp tác, giờ bái sám trong các tự viện hay thọ trai.
  • Gia trì chung: hay còn được gọi là chuông gia trì, là loại chuông được sử dụng trong lúc tụng kinh, bái sám. Chuông được đánh khi tụng kinh hay báo hiệu sắp hết đoạn kinh đang tụng hoặc câu niệm Phật. Chuông được sử dụng khi lạy Phật một mình tại gia, còn khi đông người sẽ để báo hiệu cùng lạy cho nhịp nhàng. Chuông gia trì có ba loại: lớn, vừa, nhỏ, chuông vừa và nhỏ được Phật tử tại gia dùng nhiều hơn.
Gia trì chung và mõ bằng gỗ
Gia trì chung và mõ bằng gỗ

Ý nghĩa của việc thỉnh chuông

Chuông đồng được xem là pháp khí linh thiêng, quan trọng bậc nhất trong nghi thức Phật giáo, đặc biệt là Đại Hồng Chung.Theo quan niệm của nhà phật, tiếng chuông khi vàng lên đi đến khắp muôn nẻo, thăng trầm giữa bao náo nhiệt của cuộc đời, ngân nga giữa những tang thương, bể dâu, đau khổ thức tỉnh biết bao con người đang chìm đắm trong ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy), cứu với họ khỏi mê đắm bể trầm luân và trở về với cõi an nhiên. Tiếng chuông còn có thể thấu đến cõi địa ngục u ám, chúng sanh bị đày đọa nơi đó sẽ được siêu thoát, loài quỷ đói nhẹ bớt lòng tham lam, sân hận mà thoát khỏi ngạ quỷ.

Chính vì công năng diệu dụng như vậy, nên chùa nào cũng có chuông, các Phật tử thờ cúng tại gia cũng đều thỉnh chuông, mỗi khuya, sáng, chiều, tối, khi tụng kinh, tiếng chuông cũng ngân nga nhẹ nhàng, giúp tâm hồn trở nên thanh thản, bình yên. Như vậy, thỉnh chuông có ý nghĩa, tác dụng cho chư thiên nghe, để cho họ hạnh phúc hơn và để những người ở dưới địa ngục nghe bớt đau khổ, hướng tâm tới giải thoát.

Mời gia chủ xem thêm: Nguyên tắc đặt bàn thờ Phật và Gia Tiên

Các mẫu chuông bằng đồng đúc thủ công
Các mẫu chuông bằng đồng đúc thủ công

Thỉnh chuông thế nào cho đúng?

Thỉnh chuông là một việc vô cùng quan trọng và có ý nghĩa. Chính vì thế cách thỉnh chuông như thế nào cho đúng cần được gia chủ hiểu nắm vững được những quy luật để thực hiện sao cho đúng. Dưới đây, đồ đồng Thiên Phúc sẽ hướng dẫn quý bạn đọc cách thỉnh chuông cúng gia tiên và cách thỉnh chuông chùa chuẩn nhất hiện nay.

Cách thỉnh chuông tại chùa

Thỉnh chuông đại hồng chung tại chùa cần được chọn ngày, giờ tốt, người thỉnh chuông thường là trụ trì, là người có kinh nghiệm và hiểu biết. Trong quá trình thỉnh chuông, cần phải thắp hương hết tất thảy các bàn thờ trong chùa, tháp Tứ Ân và ngoài sân, sau đó mới thực hiện thỉnh chuông đại hồng chung. Nghi thức thỉnh chuông đại chúng cần lưu ý: tiếng chuông vang ngân chấm dứt hồi mới đọc kệ và thỉnh chuông tiếp, không được độc kệ  thỉnh chuông liên tục, nếu có thời gian cần độc cả âm Hán và nghĩa Việt. Nếu như không có thời gian, thì chỉ cần chọn 1, quý Phật tử tham gia thỉnh chuông đại hồng cần học thuộc để thực hiện nghi thức này, thời gian thỉnh chuông ít nhất diễn ra trong 50 phút cho đến 1 tiếng đồng hồ.

Thỉnh chuông đại hồng tại chùa
Thỉnh chuông đại hồng tại chùa

Khai chuông Đại Hồng

Thực hiện 7 tiếng nhỏ và 3 tiếng lớn

Buổi sáng: niệm Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 3 lần

Buổi tối: niệm Nam mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật 3 lần

Cách thỉnh chuông tại gia

Ai là người thực hiện gõ chuông?

Người thực hiện gõ chuông trong quá trình thỉnh chuông là gia chủ, người sẽ sử dụng chuông, đây là người sẽ điều hành buổi lễ. Người thực hiện gõ chuông cần có những kinh nghiệm cụ thể để khi thỉnh chuông mõ giúp duy trì sự nhịp nhàng, đều đặn của việc đọc kinh thì sẽ mang tới sự chú tâm, linh thiêng.

Ai là người thực hiện gõ chuông?
Ai là người thực hiện gõ chuông?

Thực hiện quy trình khai chuông

Sau khi gia chủ thực hiện lễ Phật, người làm lễ cần ngồi xuống, hướng về phía bàn thờ tại gia hoặc Tam bảo tại chùa, đình, miếu. Khi này, người chủ trì buổi lễ sẽ tiến hành khai chuông, khai mõ cho buổi tụng niệm.

Cách thỉnh chuông mõ cúng gia tiên cùng lúc như sau:

Đầu tiên, thỉnh liên tiếp 3 tiếng chuông

Sau khi 3 tiếng chuông, tiếp tục gõ 7 tiếng mõ. Việc gõ mõ sẽ thực hiện gồm 3 nhịp: 4 tiếng đầu rời, 2 tiếng sau dính, 1 tiếng cuối rời.

Sau đó, thực hiện thỉnh chuông và mõ xen kẽ nhau, cụ thể: tiếng chuông trước, mõ sau, đủ 3 lần thì ngừng chuông, kế tiếp gõ mõ thứ 4,5,6 dính liền vào nhau, tiếng mõ thứ 7 sẽ đánh rời.

Kết thúc việc khai chuông bằng tiếng giập chuông.

Thỉnh chuông đồng tại gia
Thỉnh chuông đồng tại gia

Quá trình tụng niệm

Sau khi thực hiện xong khai chuông mõ, gia chủ sẽ thực hiện tụng niệm. Theo lệ, cứ một chữ là một tiếng mõ, cần chú ý tiếng kinh đầu tiên thì chưa gõ mõ, thực hiện gõ mõ từ tiếng đọc kinh thứ 2 trở đi, tiếng thứ 3 trong kinh không gõ mõ, tiếng thứ 4, thứ 5 và về sau sẽ thực hiện gõ đều đặn. Nếu gia chủ tụng kinh bộ, nên thực hiện gõ mõ một cách nhịp nhàng, còn nếu gia chủ thực hiện tụng kinh sám hối thì nên duy trì tiếng gõ mõ và chuông ở mức độ vừa và chậm.

Khi muốn dừng lại bài kinh thì nên đọc chậm lại để chuẩn bị chấm dứt, những tiếng mõ cuối cùng thực hiện chậm dần, 2 tiếng mõ áp cuối, áp chót sẽ phải dính liền với nhau, tiếng cuối cùng sẽ gõ rời. Để kết thúc tụng niệm bài kệ, thời khóa lễ, gia chủ thỉnh một tiếng chuông. 

Địa chỉ mua chuông đồng uy tín, chất lượng nhất hiện nay

Bên cạnh nắm vững những kiến thức thỉnh chuông thì gia chủ cũng nên cần biết địa chỉ mua chuông đồng uy tín, chất lượng để việc thờ phụng trở nên trọn vẹn, viên mãn.

Một trong những cơ sở đúc chuông đồng uy tín hàng đầu, được nhiều gia chủ, trụ trì tại các chùa lớn nhỏ của Việt Nam tin tưởng lựa chọn đó là đồ đồng Thiên Phúc - địa chỉ chế tác và sản xuất các sản phẩm đồ thủ công mỹ nghệ bằng đồng số 1 tại Vạn Điểm, Ý Yên, Nam Định. Đây được xem là cái nôi đúc đồng lớn nhất, hội tụ những nghệ nhân làng nghề dày dạn kinh nghiệm, nhiệt huyết, cùng hệ thống xưởng đúc, quy trình chế tác đảm bảo, được kiểm duyệt nghiêm ngặt, vì vậy các sản phẩm luôn đảm bảo được các yếu tố về: kỹ thuật, thẩm mỹ, chất lượng.

Địa chỉ mua chuông đồng uy tín, chất lượng nhất hiện nay
Địa chỉ mua chuông đồng uy tín, chất lượng nhất hiện nay

Đồ đồng Thiên Phúc đã thực hiện nhiều công trình chuông đồng lớn tại các chùa trên các tỉnh thành, đồng thời chế tác và phân phối các mẫu chuông gia trì cỡ nhỏ và vừa với mẫu mã, kích thước, màu sắc tuyệt đẹp, âm thanh chuẩn.

Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu đúc chuông đồng, hãy liên hệ ngay tới hotline 0947.90.6666 của đồ đồng Thiên Phúc để được các chuyên viên của chúng tôi tư vấn và hỗ trợ.

 

Share
Thêm vào giỏ hàng thành công
Đăng ký nhận tin
Kết nối với chúng tôi
Royal Thiên Phúc
  • Cơ sở 1: 663 Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội​
  • Cơ sở 2: Số 9 B1 Nguyễn Cảnh Dị, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội​
  • Cơ sở 3: 121B Nguyễn Văn Trỗi , P12 , Quận Phú Nhuận - TP.HCM​
  • Xưởng sản xuất: Khu A – Thị Trấn Lâm – Ý Yên – Nam Định​
  • Hotline: 0947.90.6666
  • Email: royal.thienphuc@gmail.com
Để lại số điện thoại để được ưu đãi 30%
Bản đồ
Zalo Chat