Trong cuộc sống hối hả, việc tìm kiếm một góc yên tĩnh để tĩnh tâm và tu tập là điều vô cùng cần thiết. Và việc tụng niệm kinh Phật chính là một trong những phương pháp hữu hiệu. Bạn có muốn khám phá những bài kinh đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích không? Hãy cùng tìm hiểu 10 bài kinh mà bất kỳ người Phật tử tại gia nào cũng nên biết.
Ý nghĩa nghi thức tụng kinh niệm Phật cho người tại gia
Trong kinh sách có ghi rằng, việc tụng kinh giúp con người hiểu rõ lý kinh sách, tạo nhiều phúc đức, giúp người âm vất vưởng có thể sớm ngày siêu thoát, đôi khi tiêu trừ nghiệp chướng. Trong kinh Quán Vô Lượng Thọ, tụng kinh Đại Thừa là một pháp môn tịnh nghiệp giúp vãng sanh nước Cực Lạc.
Ngoài ra, còn có nhiều kinh khác mang tính hộ quốc, bảo vệ đất nước khỏi loạn lạc, đau khổ, dịch bệnh như kinh dược sư, hay Kim Quang Minh.
Như vậy, việc hiểu nội dung mỗi bài kinh, thành tâm tụng tại gia sẽ mang lại nhiều lợi lạc cho bản thân, những người trong gia đình và cả mọi người xung quanh.
Giới thiệu về 10 bài kinh người tại gia nên biết
Bài số 1: kinh chuyển pháp luân
Kinh chuyển pháp luân là bài kinh đầu tiên sau khi Đức Phật giác ngộ đạo dưới gốc cây bồ đề, Ngài nói tại vườn Nai cho năm anh em Kiều Trần Như.
Ý nghĩa của chuyển Pháp Luân chính là lăn đẩy bánh xe chân lý trên cuộc đời để chân lý vào đạo của Đức Phật sẽ tiếp xúc, phục vụ và kết thúc sự khổ đau của con người.
Bài Pháp này tóm tắt các điểm chính về Đạo giải thoát, đó là Tứ diệu đế và Bát chánh đạo.
Bài số 2: kinh người áo trắng
Kinh người áo trắng là một trong những bài kinh căn bản và tương đối dễ hiểu và dễ thực hiện. Bài kinh mang chủ đề niềm tin và nếp sống hạnh phúc của con người bình thường trong xã hội, đó cũng chính là con người của tất thảy chúng ta.
Nội dung kinh nói về Năm giới và bốn phép quán niệm: quán niệm về Pháp, quán niệm về Bụt, quán niệm về Tăng và quán niệm về Giới. Bụt đã dạy rằng, nếu như một vị đệ tử áo trắng mà có thể tu tập được vững vàng năm Giới và bốn phép quán niệm này có thể đạt tới an lạc và hạnh phúc ngay trong đời sống thực tại, từ đó không bao giờ đi vào những tăm tối, địa ngục, ngạ quỷ và bàng sinh nữa.
Bài kinh này thiết lập nền tảng thực tập cho người đệ tử tạo gia, nêu rõ được niềm tin của người Phật tử: đó chính là con đường đưa tới hạnh phúc và giải thoát cho mình và kẻ khác trong xã hội.
Bài số 3: Kinh phước đức
Trong các nước có truyền thống về Phật Giáo, đặc biệt là các nước theo Nam Tông thì Kinh phước đức được truyền tụng rất nhiều trong các buổi lễ mang ý nghĩa như kinh chú nhiệm màu.
Các Phật tử tin rằng, trì tụng, lắng nghe và thực hiện bản Kinh này sẽ giúp gặp được nhiều may mắn, tránh được những tai họa, hưở
ng an lạc và thành công dù ở bất kỳ nơi nào.Bài số 4: Kinh thiện sinh
Kinh thiện sinh là một bản kinh nguyên thủy, ngắn gọn, ghi lời dạy của Phật về cách đối nhân xử thế, cách thực thi những bổn phận và trách nhiệm của người Phật tử đối với bản thân, gia đình và cả xã hội. Lời dạy của Phật trong bản kinh này còn giúp kiến tạo nên một xã hội hài hòa, một cuộc sống bình an, hạnh phúc.
Bài số 5: Kinh tránh xa các cánh cửa bại vong
Kinh tránh xa các cánh cửa bại vong tuần tự phân tích mười hai cánh cửa dẫn đến bại vong của kiếp sống con người. Từ đó Đức Phật ân cần khuyên mọi người hãy tránh xa để được bình an, nhằm mang đến lợi lạc cho khắp mọi người.
Bài số 6: Kinh nhân quả đạo đức
Kinh nhân quả đạo đức là bài kinh nằm trong bộ sách “Kinh Phật cho người tại gia” do thầy Thích Nhật Từ biên soạn, nội dung nói về luật nhân quả, về nghiệp, vấn đề đạo đức theo quan điểm của Phật giáo. Bài kinh hướng mỗi con người chúng ta cần tu tập, giác ngộ để có một cuộc sống thanh tịnh và an lạc.
Bài số 7: Kinh bốn ân lớn
Kinh bốn ân lớn hay còn gọi là tứ trọng ân gồm có: ơn cha mẹ, ơn Tam Bảo, ơn thầy cô và ơn Tổ Quốc. Đây là những điều mà đấng Giác Ngộ đã khuyên dạy chúng ta phải luôn ghi nhớ và báo đáp mới xứng đáng đạo làm người.
Bài số 8: Kinh thực tập vô ngã
Kinh thực tập vô ngã chỉ rõ cách quan sát như thật rằng thân tâm năm uẩn vốn chẳng phải thân ta, chẳng phải là của ta, chẳng phải là tự ngã của ta. Trong kinh này, Đức Phật nhắm mục tiêu phá sự chấp ngã cứ tin tưởng sai lầm thân tâm này chính là của ta của mỗi người.
Bài số 9: Kính bốn pháp quán niệm
Bốn pháp quán niệm gồm:
Quán thân như thân
Quán thọ là thọ
Quán tâm là tâm
Quán pháp là pháp
Các Phật tử, hành giả, ai tu tập được bốn pháp quán niệm này trong vòng bảy năm, có thể chứng đắc: chánh trí hiện tại, nếu còn dư ý, chứng quả bất hoàn. Thực tế, thời gian quan sát tu tập có thể ít hơn, chỉ cần một năm hoặc bảy tháng thậm chí có thể là bảy ngày, nếu như đúng phương pháp thì vẫn có thể đắc được hai quả vị như trên.
Bài số 10: Kinh bảy cách dứt trừ đau khổ
7 cách dứt trừ đau khổ gồm
Một là lậu hoặc được chấm dứt bằng chánh tri kiến
Hai là lậu hoặc chấm dứt bằng tâm phòng hộ
Ba là lậu hoặc chấm dứt do tiêu thụ đúng
Bốn là lậu hoặc chấm dứt do biết kham nhẫn
Năm là lậu hoặc chấm dứt do biết tránh né
Sáu là lậu hoặc chấm dứt do biết đoạn trừ
Bày là lậu hoặc chấm dứt do biết tu tập
Các Phật tử khi biết cách dứt trừ đau khổ là người đã sống phòng hộ với sự phòng hộ cho tất cả lậu hoặc đã dứt tham ái, không còn bị trói buộc, kết thúc kiêu mạn, giải trừ khổ đau.
Trên đây, đồ đồng Thiên Phúc đã gửi tới quý bạn đọc 10 bài kinh người tại gia nên biết, đây cũng là những bài kinh Phật cho người mới bắt đầu có thể trì tụng được. Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc có thể chọn được cho mình bài bài kinh phù hợp để tu tập tại gia.