Tìm hiểu chi tiết các tín ngưỡng ở Việt Nam

14/09/2023 14:45

Tại sao trong cùng một đất nước, lại có nhiều tín ngưỡng khác nhau cùng tồn tại? Mỗi tín ngưỡng mang trong mình những ý nghĩa và giá trị gì? Hãy cùng khám phá những câu trả lời thú vị trong hành trình tìm hiểu về các tín ngưỡng ở Việt Nam.

Tín ngưỡng là gì?

Tín ngưỡng dân gian là tập hợp những đức tin hình thành và phản ánh ước nguyện của một cộng đồng người, dân tộc nào đó. Tuy nhiên, những tín ngưỡng này không nhất định phải hình thành nên tổ chức tôn giáo. 

Các tín ngưỡng hình thành dựa trên các quan niệm dân gian, con người tin vào thần linh, có thể linh hồn người đã khuất, cây cối, con vật hay bất kì một thứ gì trong tự nhiên có sức mạnh siêu nhiên. Từ sự sợ hãi thiên nhiên, dần dần, người ta sinh ra việc sùng bái và tin tưởng, vì thế, tín ngưỡng dân gian đã hình thành.

Tín ngưỡng dân gian rất đa dạng, không phải tín ngưỡng nào cũng giống nhau. Đặc điểm của mỗi tín ngưỡng sẽ phụ thuộc vào tập quán, thói quen sinh hoạt hay quan niệm của từng vùng miền. Ví dụ, người dân ở Vịnh Bắc Bộ thường thờ Thần Hoàng Làng. Người dân ở vùng Sóc Sơn thì thờ Thánh Gióng như một vị anh hùng hay là ông tổ nghề. Dù không có tổ chức nhất định hay số lượng người tin vào đức tin tín ngưỡng, nhưng số người tin tín ngưỡng dân gian lại chiếm số đông.

Tìm hiểu khái niệm: tín ngưỡng là gì?
Tìm hiểu khái niệm: tín ngưỡng là gì?

Tìm hiểu các tín ngưỡng ở Việt Nam

Ông bà ta có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, vì vậy, về mặt tâm linh thì tín ngưỡng có ý nghĩa đặc biệt đối với sự tồn tại và mở mang vùng đất mới. Vì vậy, bên cạnh những tôn giáo lớn vốn có thì con người tìm cách tạo ra hình thức tôn giáo mới, từ đó hình thành nên tín ngưỡng dân gian với những nét đặc trưng riêng biệt.

Tín ngưỡng thờ cúng tại gia

Tín ngưỡng thờ tổ tiên

Đây được xem là tín ngưỡng lâu đời, một nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng. Từ lâu, người ta vốn tin rằng con người có phần thể xác và phần hồn, đi mất đi, thể xác có thể tan biến nhưng vẫn luôn tồn tại linh hồn. Khi đó, bổn phận của con cháu phải thờ phụng, tưởng nhớ đến linh hồn của ông bà, những người có công ơn dưỡng dục, còn những người đã khuất sẽ phù trợ cho con cháy được cuộc sống bình an, yên ổn, mạnh khỏe và làm ăn phát đạt.

Việc thờ cúng ông bà tổ tiên được xem là đạo lý làm người quan trọng, tương đương như một tôn giáo lớn. Tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện của mỗi gia đình mà bàn thờ tổ tiên có những cách bài trí khác nhau. Tuy nhiên, trên bàn thờ thì sẽ luôn cần phải có những vật phẩm thờ cúng phải có như bát hương, đèn thờ, lọ hoa. 

Người Việt Nam rất coi trọng việc thờ cúng ông bà tổ tiên, đây được coi như thước đo lòng hiếu thảo, gìn giữ dòng dõi, văn hóa của một gia tộc. Hiện nay, với sự phát triển và bình đẳng của xã hội, ai cũng có thể đứng ra tổ chức, cúng giỗ cho ông bà, không phân biệt trai hay gái, giàu hay nghèo, đặc biệt, không nhất thiết phải là con trai trưởng. Có nhiều gia đình, việc thờ bố mẹ không phải con trai ruột mà là con rể, thờ cả bố mẹ vợ. Chính vì thế, tùy thuộc vào đối tượng theo tôn giáo mà lập bàn thờ tôn giáo riêng.

Tín ngưỡng thờ tổ tiên
Tín ngưỡng thờ tổ tiên

Tín ngưỡng thờ Thần

Việc thờ cúng các vị Thần nhằm mong muốn gia đình được bảo vệ, phù hộ và ban phát lộc đã không còn xa lạ đối với người Việt Nam. Đối với người Việt Nam, việc thờ cúng tổ tiên ở trong gia đình là việc chính, được đặt ở vị trí trung tâm, gian giữa, để thể hiện sự thành kính và nguyện vọng của gia đình. 

Còn đối với các vị như Cửu Thiên Huyền Nữ, Quan Công, Thổ Địa Thần Tài, Linh Sơn Thánh Mẫu,... sẽ là bổ sung thêm những ước nguyện khác của gia chủ. Các vị thần như: thần Mặt Trời, thần Mặt Trăng, thần các Vì Sao, thần Sấm Sét,... là những vị thần gia bảo trong tín ngưỡng dân gian một số vùng miền. Các vị thần này thường che chở, bảo vệ và phù hộ cho gia chủ không bị ma quỷ quấy rối hay gặp những rủi ro trong cuộc sống, mọi thứ sẽ gặp dữ hóa lành.

Xem thêm: Tứ Phủ Là Gì? Tứ Phủ Gồm Những Ai?

Tín ngưỡng thờ Thần
Tín ngưỡng thờ Thần

Tín ngưỡng thờ tổ nghề

Tín ngưỡng thờ cúng tổ nghề là truyền thống tốt đẹp có từ lâu của người Việt Nam, thể hiện sự biết ơn đối với người sáng lập, mở mang tri thức ngành nghề cho người dân. Tín ngưỡng này mang vẻ đẹp của truyền thống “tôn sư trọng đạo” đối với vị khai sư. 

Tổ nghề còn được gọi là tổ sư, thánh sư, nghệ sư, chính là người phát minh và sáng lập, gây dựng nên một nghề truyền thống nào đó, được con dân địa phương nơi đó gìn giữ và phát triển. Các vị thần tổ nghiệp được dân chúng tôn sùng như Nguyễn Diệu - ông tổ nghề dệt, Lê Công Hành - ông tổ nghề thêu, Nguyễn Minh Không - ông tổ nghề đúc đồng,... Ngoài ra, Việt Nam còn có nhiều tổ sư ngành nghề ở nhiều địa phương khác nhau được thờ phụng.

Mỗi năm, đều có một ngày giỗ tổ sư ngành nghề. Người dân của làng đó sẽ tập trung đến đền thờ hay tại cơ sở sản xuất của gia đình mình mà bày mâm cúng giỗ, thể hiện sự biết ơn tới người khai sáng ra nghề nghiệp, cầu mong được tổ nghiệp phù hộ cho tay nghề nâng cao, đông khách hàng.

Tín ngưỡng thờ tổ nghề
Tín ngưỡng thờ tổ nghề

Tín ngưỡng thờ cúng danh nhân, người có công

Tín ngưỡng thờ cúng các danh nhân, anh hùng liệt sĩ, người có công với cách mạng là một nét đẹp văn hóa dân tộc, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Việc thờ cúng này thể hiện sự biết ơn sâu sắc đối với những người anh hùng, chiến sĩ đã hy sinh trong công cuộc chiến đấu, bảo vệ và xây dựng đất nước qua các thời kỳ lịch sử. 

Tín ngưỡng này thường thờ cúng các vị như Hùng Vương, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo,... Gần đây, việc thờ cúng Bác Hồ cũng trở nên phổ biến tại cơ sở thờ tự tôn giáo hay tại từng gia đình.

Tín ngưỡng thờ cúng danh nhân, người có công
Tín ngưỡng thờ cúng danh nhân, người có công

Tín ngưỡng thờ cúng tại các cơ sở tín ngưỡng như đền, miếu, đình làng

Bên cạnh các tín ngưỡng thờ cúng tại gia, việc thờ Tổ nghề, Thánh sư, Thánh tiên của một ngành nghề nào đso cũng thường được thờ ở đình, miếu. 

Mỗi khu vực sẽ có những ngày lễ trọng đại để dân làng cùng nhau tổ chức tế, rước lễ các vị Thần với mong ước “quốc thái dân an - mưa thuận gió hòa - dân cư an lạc”, mong các vị thần, tổ sư che chở cho dân làng sẽ luôn bình an, kinh tế phát triển, mọi sự thuận lợi.

Tín ngưỡng thờ vị Thành Hoàng làng

Thờ Thành Hoàng làng là tục thờ cúng của cư dân Việt Nam đã có từ lâu đời. Tín ngưỡng này có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau này du nhập vào Việt Nam, kết hợp cùng những văn hóa địa phương để cho ra tín ngưỡng này. 

Thành Hoàng làng có thể là nhiên thần hoặc nhân thần, trong đó, nhiên thần là Thần Sông, thần Núi, thần Cây,.. . nhân thần thì có thể là các tổ nghề, anh hùng có công hay linh hồn chết thiêng. 

Đối với người dân, thần hoàng làng là vị thần bảo hộ chung cho cả làng, ngự trị tại đình làng, phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, người hiền được độ trì, kẻ ác sẽ bị trừng trị.

Tín ngưỡng thờ vị Thành Hoàng làng
Tín ngưỡng thờ vị Thành Hoàng làng

Tín ngưỡng thờ Mẫu

Việt Nam là đất nước theo chế độ phụ hệ, tức là người đàn ông sẽ làm chủ gia đình. Thế nhưng, vị trí người phụ nữ không vì thế mà bị hạ thấp. Các vị nữ thần nổi tiếng thường được thờ phụng như Liễu Hạnh, bà chúa Kho, Quan Âm Thị Kính,... 

Hay các thần của cư dân Khmer, Chăm, Hoa,... nên việc thờ cúng theo tín ngưỡng này lại càng trở nên đa dạng hơn. Người Việt thường quan niệm rằng Thiên Nhiên như Đức mẹ, con người là con của thiên nhiên. Vì thế, người ta thờ cúng các nữ thần để mong được che chở, phù hộ bình an.

Tín ngưỡng thờ Mẫu
Tín ngưỡng thờ Mẫu

Tín ngưỡng thờ cúng chúng sinh

Đây là tín ngưỡng du nhập từ quốc gia phía bắc. Vào mỗi dịp tháng 7 hàng năm, người Việt Nam lại sắm sửa lễ để dâng cúng gia tiên, những người thân đã khuất, cúng sính sinh dạ quỷ. 

Thờ cúng cô hồn trở nên phổ biến, biểu thị sự thương xót của người dân đối với người chết trong sự cô quạnh, tha hương, chế bất đắc kỳ tử. Người ta cho rằng những cô hồn thường phá phách, nên phải thờ cúng. Tín ngưỡng này có thể lập bàn thờ tại gia hoặc lập am để thờ chung cho cả làng.

Đồ đồng Thiên Phúc - cơ sở chế tác đồ thờ bằng đồng, tượng đồng uy tín

Để phục vụ cho việc thờ cúng các tín ngưỡng ở Việt Nam, gia chủ nên lập bàn thờ một cách đầy đủ, chu đáo nhất phù hợp với điều kiện gia đình.

Đồ đồng Thiên Phúc là đơn vị sản xuất và chế tác đồ thờ bằng đồng, tượng đồng uy tín hàng đầu hiện nay trên thị trường. Các sản phẩm đồ đồng hiện nay được nhiều người ưa chuộng bởi tính thẩm mỹ, chất lượng và sự đa dạng, dễ dàng lựa chọn mẫu mã phù hợp.

Với kinh nghiệm dày dặn trong nghề đúc đồng truyền thống tại Vạn Điểm, Ý Yên, Nam Định, cùng đội ngũ nghệ nhân tài hoa, nhiệt huyết, khách hàng có thể an tâm khi lựa chọn sản phẩm của chúng tôi.

Để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn chi tiết, mời quý khách hàng liên hệ tới hotline của đồ đồng Thiên Phúc để được giải đáp ngay hôm nay.

Share
Thêm vào giỏ hàng thành công
Đăng ký nhận tin
Kết nối với chúng tôi
Royal Thiên Phúc
  • Cơ sở 1: 663 Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội​
  • Cơ sở 2: Số 9 B1 Nguyễn Cảnh Dị, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội​
  • Cơ sở 3: 121B Nguyễn Văn Trỗi , P12 , Quận Phú Nhuận - TP.HCM​
  • Xưởng sản xuất: Khu A – Thị Trấn Lâm – Ý Yên – Nam Định​
  • Hotline: 0947.90.6666
  • Email: royal.thienphuc@gmail.com
Để lại số điện thoại để được ưu đãi 30%
Bản đồ
Zalo Chat