Cúng căn là gì? Không cúng căn có sao không?

05/10/2023 10:36

Lễ cúng căn là một nghi thức quan trọng cho trẻ, tuy nhiên vẫn chưa được nhiều người biết đến và phổ biến rộng rãi. Bài viết hôm nay, đồ đồng Thiên Phúc sẽ giải đáp chi tiết về cúng căn là gì? Không cúng căn có sao không? Cách tính ngày cúng căn cho bé và lễ vật cúng căn như thế nào? Mời quý bạn đọc cùng theo dõi!

Cúng căn là gì? Ý nghĩa của lễ cúng căn

Cúng căn hay còn được gọi với các tên khác là cúng đốt, là một nghi thức quan trọng chỉ sau lễ cúng mụ.

Ý nghĩa của lễ cúng căn:

  • Tạ ơn 12 bà mụ: Đây là lý do chính của lễ cúng căn. 12 bà mụ được xem là những vị thần bảo vệ trẻ sơ sinh, giúp trẻ lớn lên khỏe mạnh, thông minh.
  • Cầu bình an, sức khỏe: Qua lễ cúng, cha mẹ cầu mong con cái được bình an, khỏe mạnh, tránh xa bệnh tật.

Nghi thức cúng căn được tổ chức 3 năm 1 lần, vào năm 3 tuổi, 6 tuổi, 9 tuổi, 12 tuổi của đứa trẻ. Lễ cúng căn vào năm 12 tuổi được coi là lễ cúng dứt căn hoàn toàn cho trẻ. Hiện nay, quan niệm về tâm linh không còn mạnh mẽ như trước, nhưng tục cúng căn vẫn được thực hiện và được xem là nét đẹp văn hóa, là dịp để cầu bình an, may mắn và sức khỏe cho trẻ.

Giải đáp: cúng căn là gì?
Giải đáp: cúng căn là gì?

Không cúng căn có sao không?

Không phổ biến như nghi thức cúng mụ, cúng căn được ít người biết tới hơn. Một số gia đình không thực hiện nghi thức cúng căn cho bé. Một số cha mẹ thường băn không không cúng căn có sao không?

Như đã trình bày ở trên, lễ cúng căn có tầm quan trọng chỉ sau cúng mụ, bởi đây là dịp để các bậc cha mẹ thể hiện lòng tôn kính, biết ơn đến 12 bà mụ và gia điên đã đắp nặn và bảo hộ cho đứa bé. Đồng thời, nghi lễ này cũng được xem là nghi thức cầu may mắn, bình an cho đứa trẻ.

Vì vậy, nếu như bạn là một người coi trong các lễ cúng đầy cữ, cúng đầy tháng, cúng đầy năm thì cũng nên thực hiện nghi lễ cúng căn cho bé.

Xem thêm: Cách làm mâm cơm cúng chuẩn phong tục cổ truyền

Không cúng căn có sao không?
Không cúng căn có sao không?

Khi nào tổ chức lễ cúng căn cho bé?

Theo tục lệ, lễ cúng căn được thực hiện khi bé tròn 3 tuổi, 6 tuổi, 9 tuổi và cuối cùng là 12 tuổi.

Thông thường, lễ cúng căn 3 tuổi, 6 tuổi và 9 tuổi sẽ được tổ chức như nhau, riêng lễ cúng căn năm 12 tuổi phải được tổ chức linh đình hơn, bởi đây là lễ tiễn căn hay còn gọi là dứt căn cho trẻ, là lần tạ ơn cuối cùng của gia đình với 12 bà mụ.

Hướng dẫn cách tính ngày cúng căn

Quan niệm về chọn ngày cúng căn được tuân theo nguyên tắc “gái lùi hai, trai lùi một”. Theo đó, bé gái thường chọn ngày cúng căn lùi 2 ngày so với ngày sinh âm lịch. Còn ngày cúng căn của bé trai sẽ sớm hơn 1 ngày so với ngày sinh âm lịch.

Bên cạnh đó, gia chủ cũng có thể chọn ngày hợp tuổi, hợp mệnh của con hoặc của mình để tổ chức cúng căn cho bé.

Xem thêm: Mâm cúng thôi nôi bé trai gồm những gì?

Lễ vật cúng căn cho bé

Lễ vật cúng căn cho bé không cần quá cầu kỳ, nhưng phải thể hiện được lòng thành của người chuẩn bị. Do đó, gia đình chỉ cần chuẩn bị mâm lễ vật truyền thống, tươm tất, đầy đủ được sắp xếp gọn gàng là được.

Bên cạnh đó, tùy thuộc vào văn hóa vùng miền, điều kiện gia đình mà có thể chuẩn bị mâm lễ khác nhau.

Mâm lễ vật cúng căn cho bé cơ bản gồm hai mâm chính, trong đó 1 mâm cúng 12 bà Mụ và 1 mâm cúng bà chúa thai sinh.

Mâm cúng 12 bà mụ cơ bản gồm:

  • 12 đĩa xôi (có thể cbi xôi gấc hoặc xôi đậu)
  • 12 bát chè ( có thể chuẩn bị chè trôi nước, chè hoa cau hoặc chè đậu xanh)
  • 12 đĩa trầu têm cánh phượng
  • Bánh kẹo, mâm ngũ quả, hoa tươi
  • 12 bộ hài và giấy tiền vàng mã
  • Gạo, muối, nước, trà, đèn, nhang,...
  • Mâm cúng bà chúa thai sanh cơ bản gồm:
  • Gà luộc nguyên con
  • Heo sữa quay
  • 1 đãi xôi lớn và 1 tô chè lớn
  • mâm ngũ quả, hoa tươi
  • Trầu têm cánh phượng
  • Trà, rượu, nước, đèn, nhang, vàng mã, gạo, muối,...
Lễ vật cúng căn cho bé
Lễ vật cúng căn cho bé

Các bước thực hiện cúng căn cho bé

Sau khi chuẩn bị xong phần lễ vật, gia đình sẽ tiến hành tổ chức cúng căn cho bé. Trong quá trình thực hiện phải thành tâm, theo thứ tự, không được qua loa.

Quy trình thực hiện cúng căn như sau:

  • Bước 1: sắp xếp lễ vật đặt đúng nơi cúng, mâm gia tiên đặt ở bàn thờ chính, mâm cúng Mụ đặt trong phòng đứa bé.
  • Bước 2: người đại diện thực hiện lễ cúng căn bắt đầu thắp đèn, nến và nhang ở cả hai nơi làm lễ cúng căn.
  • Bước 3: đọc văn khấn được soạn sẵn, trong quá trình độc phải giữ thái độ nghiêm túc, thành kính.
  • Bước 4: khi nhang gần tàn, ông bà hoặc bố mẹ tới vái lạy tổ tiên và bà Mụ rồi hóa tiền vàng.

Bài viết trên đây, đồ đồng Thiên Phúc đã giải đáp chi tiết cho bạn đọc cúng căn là gì? không cúng căn có sao không? lễ vật cúng căn cho bé gồm những gì và cách thực hiện nghi lễ cúng căn chính xác nhất. Hy vọng qua bài viết, các bậc cha mẹ sẽ hiểu đúng ý nghĩa và thực hiện lễ cúng căn tươm tất nhất để trẻ có được sự bảo vệ, bình an, thông minh lanh lợi trong suốt quá trình phát triển.

Share
Thêm vào giỏ hàng thành công
Đăng ký nhận tin
Kết nối với chúng tôi
Royal Thiên Phúc
  • Cơ sở 1: 663 Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội​
  • Cơ sở 2: Số 9 B1 Nguyễn Cảnh Dị, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội​
  • Cơ sở 3: 121B Nguyễn Văn Trỗi , P12 , Quận Phú Nhuận - TP.HCM​
  • Xưởng sản xuất: Khu A – Thị Trấn Lâm – Ý Yên – Nam Định​
  • Hotline: 0947.90.6666
  • Email: royal.thienphuc@gmail.com
Để lại số điện thoại để được ưu đãi 30%
Bản đồ
Zalo Chat