Hướng cách bao sái bàn thờ đơn giản chuẩn phong tục cổ truyền

21/07/2023 09:26

Vào mỗi dịp cuối năm, để chuẩn bị đón Tết đến xuân về, người Việt Nam thường có phong tục tập quán bao sái, lau dọn bàn thờ gia tiên. Tuy nhiên, đối với những người mới tìm hiểu về việc chăm sóc và thờ tự gia tiên thì vẫn còn xa lạ với khái niệm bao sái bàn thờ. Bài viết dưới đây, đồ thờ Thiên Phúc sẽ tổng hợp tất cả những kiến thức liên quan tới bao sái ban thờ gồm: bao sái bàn thờ là gì, cần chuẩn bị gì cho việc bao sái bàn thờ, cách lau dọn bàn thờ cuối năm, văn khấn bao sái bát hương, văn khấn dọn bàn thờ, mời quý bạn đọc cùng theo dõi.

Khái niệm bao sái bàn thờ là gì?

Bao sái bàn thờ là cách gọi của nhà Phật về việc vệ sinh bát hương, công việc này cũng có thể hiểu với ý nghĩa rộng hơn là vệ sinh chung của toàn bộ bàn thờ. Đây là công việc được thực hiện mỗi dịp cuối năm, thường tiến hành vào ngày cúng ông Công, ông Táo, tức là 23 tháng chạp hàng năm.

Trên thực tế, vào ngày mùng 1, ngày 15 âm lịch hàng tháng, trước khi gia chủ dâng lễ thắp hương thì sẽ thực hiện việc dọn dẹp bàn thờ. Nhưng việc bao sái bàn thờ vào dịp cuối năm được thực hiện cầu kỳ và có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều, giúp bàn thờ trở nên gọn gàng, khang trang, thể hiện lòng thành kính, biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, những người đã khuất trong nhà.

Bao sái bàn thờ gia tiên dịp cuối năm
Bao sái bàn thờ gia tiên dịp cuối năm

Ý nghĩa của việc bao sái bàn thờ trong tín ngưỡng văn hóa dân gian

Trong phong thủy, bàn thờ là nơi tích tụ luồng khí trong gia đình, luồng khí này có ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt đời sống cũng như các thành viên trong gia đình. Chính vì thế, việc rút tỉa chân nhang sẽ giúp lưu chuyển khí tốt trên bàn thờ, thu hút năng lượng tích cực, đem đến may mắn, tài lộc, vượng khí cho gia đình.

Việc rút tỉa chân nhang và lau dọn bàn thờ vào dịp cuối năm là việc làm vô cùng cần thiết. Vì bàn thờ và các vật phẩm bài trí là vật bất di bất dịch, nên khi thực hiện bao sái bàn thờ, gia chủ cần hết sức chú ý, tỉ mỉ và cẩn thận.

Bao sái bàn thờ ngày 23 tháng Chạp
Bao sái bàn thờ ngày 23 tháng Chạp

Dùng nước gì để bao sái bàn thờ là chuẩn nhất?

Khi thực hiện lau dọn bàn thờ vào dịp cuối năm, gia chủ có thể sử dụng một trong 3 loại nước dưới đây:

Nước ấm

Sử dụng nước ấm đựng trong chậu sạch và khăn khô để lau các vật phẩm thờ cúng và bàn thờ. Gia chủ cũng có thể dùng khăn riêng để lau bát nhang, bài vị và các đồ thờ cúng khác. Các vật phẩm chậu và khăn lau cần là loại chuyên dụng, chỉ sử dụng trong quá trình bao sái bàn thờ.

Nước ngũ vị hương tẩy uế (nước cầu an hay nước phú quý)

Ngũ vị hương tẩy uế hay còn được gọi là nước cầu an hay nước phú quý gồm quế, đinh hương, hồi, gỗ vàng, bạch đàn. Gia chủ có thể mua loại nước đóng chai sẵn hoặc gói thảo dược về tự đun sôi.

Lưu ý, gia chủ cần tránh nhầm lẫn giữa ngũ vị hương tẩy uế và ngũ vị hương gia vị nấu ăn.

Rượu gừng

Rượu và gừng có tác dụng tẩy uế và làm sạch rất tốt, lại có mùi hương dịu nhẹ, mang lại sinh khí mới cho không gian thờ. Vì vậy, rượu gừng được sử dụng nhiều trong quá trình bao sái bàn thờ.

Gia chủ có thể ngâm một hũ rượu với gừng để dùng cả năm, nếu như không ngâm sẵn thì có thể dùng gừng tươi rửa sạch, giã nát ngâm với rượu trắng khoảng 1 tiếng, pha với với nước ấm là có thể sử dụng được.

Rượu gừng
Rượu gừng

Hướng dẫn cách bao sái bàn thờ đơn giản, chuẩn phong tục cổ truyền

Cách bao sái bàn thờ đơn giản, chuẩn phong tục cổ truyền cần được thực hiện theo các bước sau đây:

Thời gian thực hiện việc bao sái bàn thờ

Theo phong tục từ xưa tới nay của người Việt Nam thì cứ đến cận Tết Nguyên Đán, vào dịp cuối năm sẽ tiến hành bao sái bàn thờ.

Tuy nhiên, không gian thờ cúng phải luôn giữ sự sạch sẽ, nên có thể thực hiện việc lau dọn vào những dịp mùng 1, ngày 15 hàng tháng, không nhất thiết phải đợi đến cuối năm.

Thực hiện việc bao sái bàn thờ vào dịp cuối năm
Thực hiện việc bao sái bàn thờ vào dịp cuối năm

Chuẩn bị lễ vật khi thực hiện bao sái bàn thờ

Để bao sái bàn thờ, gia chủ cần chuẩn bị các món lễ vật sau đây:

  • Xôi: 1 đĩa
  • Hoa quả theo mùa: 1 đĩa
  • Thịt luộc: 1 miếng
  • Ấm trà và 5 chén nhỏ
  • Rượu: 3 chén
  • Nước: 5 chén
  • Hoa tươi
  • Tiền vàng
Chuẩn bị lễ vật khi thực hiện bao sái bàn thờ
Chuẩn bị lễ vật khi thực hiện bao sái bàn thờ

Người thực hiện việc bao sái bàn thờ

Người thực hiện bao sái bàn thờ và rút tỉa chân nhang phải là thực hiện tắm rửa sạch sẽ, quần áo, tóc tai chỉnh tề, thành tâm trong việc thờ cúng.

Hướng dẫn chi tiết các bước thực hiện bao sái bàn thờ

Cách bao sái bàn thờ được thực hiện qua 8 bước:

Bước 1: chuẩn bị lễ cúng đầy đủ đặt lên bàn thờ gia tiên, thắp hương và đọc văn khấn bao sái bàn thờ. 

Bước 2: đợi hương tàn và xin hạ lễ. Hạ các vật phẩm cần dọn dẹp xuống, lưu ý không di chuyển bát hương, như vậy sẽ gây ra những điều không may mắn đến cho gia chủ.

Bước 3: Gia chủ chuẩn bị chiếc bàn phủ vải hoặc giấy đỏ đế đặt các vật phẩm thờ cúng khi hạ xuống. Nếu bàn thờ có bài vị gia tiên và các vị thần linh thì cần đặt hai chỗ riêng biệt,

Bước 4: Sử dụng khăn sạch thấm nước ấm hoặc ngũ vị hương, rượu gừng để lau toàn bộ vật phẩm đồ thờ cúng (bộ tam sự, ngũ sự).

Bước 5: Sau khi lau sạch các vật phẩm thờ cúng thì gia chủ thực hiện rút tỉa chân nhang và dọn bát hương. Gia chủ sử dụng thìa nhỏ, múc từng thìa tro trong bát hương đổ ra ngoài, sau đó tiến hành lau bát hương. Gia chủ không nhấc bát hương hay làm xê dịch vị trí của vật phẩm.

Hướng dẫn chi tiết các bước thực hiện bao sái bàn thờ
Hướng dẫn chi tiết các bước thực hiện bao sái bàn thờ

Bước 6: Sau khi thực hiện lau chùi và làm khô các vật phẩm thì đặt các vật phẩm thờ cúng về vị trí cũ. Xong xuôi thì khấn thỉnh báo cáo gia tiên, thần linh đã thực hiện xong bao sái bàn thờ.

Bước 7: đốt chân hương đã tỉa.

Bước 8: quét dọn lại không gian thờ cúng, đốt trầm hương để tẩy uế, loại trừ toàn bộ năng lượng xấu, thanh lọc không khí, đón cát khí, vượng khí, may mắn, tài lộc vào nhà.

Trên đây là cách bao sái bàn thờ đơn giản, dễ thực hiện giúp dọn dẹp sạch sẽ không gian thờ cúng, đón tài khí, phúc lộc vào nhà.

Văn khấn bao sái bàn thờ gia tiên

 

Văn khấn trước khi rút chân hương

Văn khấn bao sái bát hương

Văn khấn sau khi bao sái bàn thờ gia tiên

Trên đây là hướng dẫn cho tiết cách bao sái bàn thờ đơn giản, chuẩn phong tục cổ truyền. Hy vọng bài viết đã mang tới những kiến thức bổ ích cho quý bạn đọc về chăm sóc và dọn dẹp bàn thờ gia tiên. Mời gia chủ xem thêm: Có nên đọc văn khấn gia tiên hàng ngày?

Share
Thêm vào giỏ hàng thành công
Đăng ký nhận tin
Kết nối với chúng tôi
Royal Thiên Phúc
  • Cơ sở 1: 663 Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội​
  • Cơ sở 2: Số 9 B1 Nguyễn Cảnh Dị, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội​
  • Cơ sở 3: 121B Nguyễn Văn Trỗi , P12 , Quận Phú Nhuận - TP.HCM​
  • Xưởng sản xuất: Khu A – Thị Trấn Lâm – Ý Yên – Nam Định​
  • Hotline: 0947.90.6666
  • Email: royal.thienphuc@gmail.com
Để lại số điện thoại để được ưu đãi 30%
Bản đồ
Zalo Chat