Tìm hiểu các loại kinh Phật và ý nghĩa của từng bộ

24/09/2023 09:38

Kinh điển Phật giáo là kho tàng có số lượng vô cùng lớn. Kinh văn Phật giáo truyền miệng hoặc được viết trên giấy mực. Mỗi loại kinh Phật có ý nghĩa giáo huấn tùy vào căn cơ của mỗi chúng sanh. Vì thế, muốn biết công đức của mỗi loại kinh, người tu tập phải hiểu được tóm lược ý nghĩa mỗi bản kinh. Dưới đây, đồ đồng Thiên Phúc sẽ giới thiệu đến bạn đọc 8 bộ kinh quan trọng và kinh điển nhất trong Phật giáo!

Ý nghĩa Kinh Đức Phật A Di Đà 

Đây là thuyết kinh chỉ cho chúng sanh biết tại cõi Tây phương cực lạc có giáo chủ mệnh danh là Đức Phật A Di Đà, cõi nước của Ngài có đủ mọi cảnh sung sướng, an vui. Ai tụng Kinh Phật A Di Đà cũng đều được đón về cõi Tây phương, nhưng điều cốt yếu chỉ gồm một câu “nhất tâm bất loạn” có ý nghĩa: từ một ngày cho đến bảy ngày, làm thế nào để có được nhất tâm nghĩa là chăm chú vào việc cầu nguyện cầu khiến được trong lặng hoàn toàn không loạn động thì khi mà người đó lâm chung sẽ được Phật A Di Đà cùng các vị thánh hiện ra trước mắt, nếu người đó không chút điên đảo thì sẽ được vãng sanh.

Đức Phật A Di Đà phát nguyện rằng sẽ tiếp dẫn kẻ sống cũng như người thác, ai trì chú niệm danh hiệu Ngài sẽ được tiếp độ.

Vì vây, Kinh Đức Phật A Di Đà có công năng siêu độ, cho người quá cố. Điều này phải được nhất tâm cầu nguyện, không được bấn loạn, phải có sự chí thành chí kinh, mong tự độ và độ cho người khác thì mời được.

Ý nghĩa Kinh Đức Phật A Di Đà 
Ý nghĩa Kinh Đức Phật A Di Đà 

Ý nghĩa Kinh Dược sư

Trong bộ kinh này, Đức Phật chỉ dạy cho mỗi chúng ta khi ốm đau phải tìm thầy, chạy thuốc chữa bệnh. Thêm vào đó, một phương pháp chữa bệnh linh nghiệm đó là sức tin tưởng. Tụng danh hiệu đức Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật, là đang tìm đúng thuốc chữa căn bệnh của bản thân, không tin ma tà yêu nghiệt, những thầy thuốc đem chuyện mê tín dị đoan chữa bệnh. 

Trong kinh Dược Sư khuyên ta không được nghe sằng, tin nhảm làm bùa phép, giết hại sinh vật, cúng cấp thần linh ma quái. Nếu làm như thế bệnh tình không thuyên giảm còn gia tăng tội lệ, đôi khi còn bị chết oan.

Phương pháp tụng kinh Dược Sư là tăng lòng tin chính mình và chữa bệnh cho mình, đồng thời lo thuốc thang chạy chữa, trành những yêu mà cúng bái lừa bịp, thì mới mong bệnh mau lành.

Tụng kinh Dược Sư có công hiệu về những lý do sau đây:

Đức tin càng mạnh thì bệnh sẽ nhanh thuyên giảm

Tránh mê tín dị đoan, tránh việc chết vì lầm thầy lầm thuốc

Tụng kinh là phương pháp lắng đọng tâm trí, không khởi dục vọng, phiền não, lo sợ, buồn rầu, có vậy bệnh mới nhanh khỏi và không nặng ra được.

Tránh giết hại sinh vật, giảm bớt tội, từ đó được hưởng phúc báo, có bệnh cũng mau lành.

Xem thêm: Giới thiệu 10 bài kinh người tại gia nên biết

Ý nghĩa Kinh Dược sư
Ý nghĩa Kinh Dược sư

Ý nghĩa Kinh Địa Tạng Bồ Tát

Địa Tạng Vương Bồ Tát là một vị Phật lớn trong Phật Giáo. Theo Kinh điển Phật giáo lưu lại, Địa Tạng Bồ Tát là một vị tỳ kheo phát lời nguyện cứu độ chúng sanh trong lục đạo luân hồi vào thời gian sau khi Đức Phật Thích Ca nhập niết bàn cho tới khi Bồ Tát Di Lặc hạ sinh, nguyện không chứng đắc Phật quả nếu như trong địa ngục chưa trống rỗng. Ngài được gọi là giáo chủ cõi U Minh, phổ độ chúng sanh ở cõi U Minh tăm tối.

Kinh Địa Tạng Bồ Tát được cho là được Đức Phật nói vào cuối cuộc đời với các chúng sinh của cung trời Đao Lợi như một lời tri ân, tưởng nhớ đối với cha mẹ của Ngài.

Kinh này thuật lại lời Đức Phật chỉ dạy đệ tử nguyện lực của vị Bồ Tát vô cùng cao rộng: địa ngục vị không, thệ bất thành Phật”. Do đó, nguyện lực đó mà cứu độ chúng sanh trong cõi địa ngục tăm tối. Bộ kinh này có công năng siêu độ thất tổ, cửu huyền và tất thảy chúng sanh khổ ách.

Ý nghĩa Kinh Địa Tạng Bồ Tát
Ý nghĩa Kinh Địa Tạng Bồ Tát

Ý nghĩa Kinh Lương Hoàng Sám

Kinh Lương Hoàng Sám là lời sám nguyện giải trừ tội lỗi, còn được gọi là kinh Đại Sám. Nội dung của kinh này tương đối dài, nguyên nhân trước thuật kinh này là vì vua Lương Vũ Đế xưa không tin Phật Pháp, chỉ tin ngoại đạo. Thuở còn hàn vi, vợ là Hy Thị, nhân sự ghen tuông mà trầm mình dưới giếng. Đến khi Lương Vũ Đế lên ngôi thù Hy Thị hóa thành thành mãng xà trắng quấy rối cùng vi.

Thỉnh thoảng có hàng Thuật dĩ đến chú nguyên mà không công hiệu. Sau đó Tề Công Trưởng Lão dạy làm đàn tràng sám nguyện cầu rửa tội, từ đó Hy thị hiện thân tạ ơn là đã thác sanh. Từ đó, Lương Vũ Đế mới tin vào Phật pháp, kinh Sám Nguyện mới có tên là Lương Hoàng.

Kinh này rũ sạch được mọi tội lỗi nên thường được tụng trong việc báo hiếu cha mẹ hoặc ngày chỗ tổ tiên.

Ý nghĩa Kinh Thủy Sám

Kinh Thủy sám mang ý nghĩa sám hối, cũng ví như lấy nước rửa sạch mọi dơ bẩn, tội lỗi. Kinh này được thuật ra do Ngài Ngộ Đạt Quốc Sư khi được nhà vua trao cho sập đàn hương, lại đối xử vô cùng trọng vọng, nên Ngài khởi lên một chút vọng tâm, liền gặp tai nạn, đầu gối mọc lên nhiều nhọt như mặt người. Sau có sư Tri Huyền chỉ cho biết cách lấy nước giếng ở một nơi chốn am thiền lau rửa, cái nhọt mặt người liền bật ra tiếng kể lại chuyện oan khuất từ mười kiếp trước vẫn mong mỏi được báo oán. Nay vì ông Ngộ Đạt khởi lên dục vọng mà có dịp trả oán, nhưng nay Tri Huyền chỉ dụng dùng nước giếng Tam Muội mà rửa nên không dám oán hận nữa.

Vì thế trong kinh kể ra những điều chúng sanh thường hay mắc phải gây thành tội, lại nói rõ cả những báo nào phải chịu. Cách thức làm thế nào tránh tội đó, mới đặt tên là Thủy Sám, nghĩa là dùng nước rửa hết tội lỗi dơ bẩn.

Khi tụng kinh này, nên thành tâm sám hối, tránh xa việc ác. Như thế là tiêu diệt tội khiên của mình và do chỗ tâm mình thanh tịnh như nước trong suốt có năng lực rửa tội cho cả người khác. 

Ý nghĩa Kinh báo ân

Kinh báo ân là kinh đại báo phụ mẫu trọng ân, Phật thuyết đến công đức sanh thành dưỡng dục của các bậc cha mẹ, dạy con cái phải có bổn phận đền đáp sao cho xứng đáng. Kinh báo ân khẳng định công ơn sinh thành của cha mẹ là vô cùng to lớn, không gì sánh bằng. Cha mẹ đã hy sinh cả cuộc đời để nuôi dưỡng con cái, từ khi còn trong bào thai cho đến lúc trưởng thành.

Kinh nhấn mạnh tầm quan trọng của việc báo hiếu cha mẹ. Báo hiếu không chỉ là việc làm cho cha mẹ vui lòng mà còn là cách để con cái thể hiện lòng biết ơn và đền đáp công ơn dưỡng dục.

Kinh này thường được tụng vào ngày giỗ chạp hoặc có việc hiếu. Người tụng thề nguyện từ nay về sau phải đạo đối với cha mẹ, các bậc trưởng tôn. Người trong gia đình nghe kinh phải giữ gìn trật tự: trên ra trên, dưới ra dưới, hiếu thuận một nhà.


Trên đây là các loại kinh Phật và ý nghĩa quan trọng trong Phật Giáo mà các Phật tử nên nắm được. Hy vọng bài viết của đồ đồng Thiên Phúc đã đem đến những kiến thức hữu ích cho quý Phật Tử.

Share
Thêm vào giỏ hàng thành công
Đăng ký nhận tin
Kết nối với chúng tôi
Royal Thiên Phúc
  • Cơ sở 1: 663 Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội​
  • Cơ sở 2: Số 9 B1 Nguyễn Cảnh Dị, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội​
  • Cơ sở 3: 121B Nguyễn Văn Trỗi , P12 , Quận Phú Nhuận - TP.HCM​
  • Xưởng sản xuất: Khu A – Thị Trấn Lâm – Ý Yên – Nam Định​
  • Hotline: 0947.90.6666
  • Email: royal.thienphuc@gmail.com
Để lại số điện thoại để được ưu đãi 30%
Bản đồ
Zalo Chat