Chuyên gia hướng dẫn chi tiết cách tỉa chân nhang ngày 23 tháng Chạp

29/07/2023 16:05

Vào mỗi dịp cuối năm, việc tỉa chân nhang và bao sái bàn thờ là một trong những công việc quan trọng của nhiều gia đình Việt Nam. Công việc này giúp bàn thờ được gọn gàng, sạch sẽ, tiễn những điều không may mắn của năm cũ để đón chào những điều tốt đẹp, cát khí, vượng khí của năm mới vào nhà. Việc tỉa chân nhang, bao sái bàn thờ còn mang ý nghĩa chứng tỏ sự tôn kính đối với thần linh, gia tiên và những người đã khuất trong nhà, đồng thời cũng là lời cầu mong may mắn, bình an cho một năm mới. Bài viết dưới đây, đồ đồng Thiên Phúc sẽ hướng dẫn chi tiết cách tỉa chân nhang ngày 23 tháng Chạp để công việc này được diễn ra dễ dàng, đơn giản mà không đụng chạm, phạm phải những điều kiêng kỵ, ảnh hưởng tới vận khí của gia đình.

Ý nghĩa của việc tỉa chân nhang ngày 23 tháng Chạp

Việc tỉa chân nhang, dọn dẹp bàn thờ được thực hiện vào thời điểm cuối năm, thường là vào ngày 23 tháng Chạp, ngày tiễn ông Công ông Táo về trời để chuẩn bị kết thúc năm cũ, bắt đầu chuyển sang năm mới.

Việc “tỉa chân nhang” có thể hiểu là dọn dẹp chỗ ngồi cho gia tiên và các vị thần sau một năm các ngài “làm việc”. Việc này sẽ giúp cho bàn thờ được sạch sẽ, gọn gàng, tiễn những điều không may mắn, không thuận lợi của năm cũ, mở đường đón những vận khí tốt, tài lộc may mắn vào nhà. 

Bao sái bàn thờ, tỉa chân nhang thể hiện tấm lòng thành kính của gia chủ đối với tổ tiên, Thần Phật, đồng thời cũng là mong muốn được đáng bề trên che chở, ban phát may mắn, tài lộc, vượng khí vào nhà, cầu cho một năm mới ăn nên làm ra, sức khỏe dồi dào, công việc thuận lợi.

Ý nghĩa việc tỉa chân nhang ngày 23 tháng Chạp
Ý nghĩa việc tỉa chân nhang ngày 23 tháng Chạp

Thời điểm tỉa chân nhang hợp lý

Theo các chuyên gia phong thủy cũng như phong tục tập quán đã có từ xa xưa, việc rút tỉa chân nhang được thực hiện sau khi cúng ông Công ông Táo là chuẩn nhất. Khi ông Công ông Táo đã về chầu trời, thì thực hiện việc dọn tỉa chân nhang sẽ không phạm phải điều bất kính gì cả.

Như vậy, nếu cúng ông Công ông Táo vào buổi sáng, gia chỉ có thể tiến hành các nghi lễ tỉa chân nhang. Còn nếu cúng vào chiều ngày 23 tháng Chạp, thì gia chủ thực hiện việc tỉa chân nhang vào sáng hôm sau. Việc tỉa chân nhang cần phải thực hiện vào ban ngày, không nên làm vào buổi tối.

Thời điểm tỉa chân nhang hợp lý
Thời điểm tỉa chân nhang hợp lý

Cách tỉa chân nhang ngày 23 tháng Chạp đúng cách

Cách tỉa chân nhang ngày 23 tháng Chạp đơn giản, đúng cách được thực hiện qua 5 bước sau đây:

Bước 1: Khấn xin phép gia tiên, Thần Linh rút tỉa chân nhang

Người tỉa chân nhang cần tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề, đầu tóc gọn gàng, sau đó thắp hương để thông báo, xin phép tổ tiên, Thần Linh được bao sái bàn thờ và rút tỉa chân nhang. Bước này được thực hiện với ý niệm mời tổ Tiên và thần linh tam lánh sang nơi khác để việc lau dọn không ảnh hưởng tới đấng bề trên.

Bước 2: Thực hiện việc tỉa chân nhang

Gia chủ bắt đầu rút tỉa chân nhang bằng cách một tay giữ bát hương để tránh sự xê dịch khi thực hiện, một tay còn lại nhẹ nhàng rút từng chân hương. Gia chủ thực hiện việc rút tỉa chân nhang yowis khi còn 3 chân nhang trong bát hương. Những chân được tỉa rút ra thì đặt trên một tờ giấy hoặc một tấm vải sạch.

Bước 3: Tiến hành bao sái, lau dọn bàn thờ

Sử dụng khăn khạch lau bát hương, có thể nhúng khăn vào nước ấm để lau sạch hơn. Sau khi lau bát hương thì mới lau các vật phẩm khác. Gia chủ nên sử dụng rượu gừng hoặc nước ngũ vị hương để tẩy uế cho bát hương và các vật phẩm thờ cúng khác.

Bước 4: Xử lý phần chân hương

Mang chân hương đã tỉa hóa thành tro rồi đổ vào gốc cây, tuyệt đối không đổ tro hóa chân hương và thùng rác hay những nơi ô uế.

Bước 5: Sau khi hoàn thành, thắp hương để mời gia tiên và thần linh về ngự

Sau khi hoàn thiện tất cả các công việc thì gia chủ tiến hành thắp hương, kính báo mời gia tiên và các vị thần về ngự.

Cách xử lý chân nhang sau khi bao sái bàn thờ
Cách xử lý chân nhang sau khi bao sái bàn thờ

Những lưu ý khi thực hiện rút tỉa chân nhang trên bàn thờ ngày 23 tháng Chạp

Việc rút tỉa chân nhang vào dịp cuối năm là một việc rất quan trọng và cần thể hiện được sự thành tâm, tôn kính và lễ nghi của gia chủ đối với tổ tiên. Bên cạnh việc lưu ý cách tỉa chân nhang ngày 23 tháng Chạp thì gia chủ cần phải lưu ý thêm những điều sau đây:

  • Bát hương là vật phẩm không được phép xê dịch, bởi như vậy sẽ ảnh hưởng đến vận khí, phong thủy của bàn thờ. Vì vậy, trong trường hợp bắt buộc phải xê dịch, gia chủ cần tiến hành làm lễ sau đó mới xê dịch và sau đó an vị lại như lúc ban đầu.
  • Người thực hiện việc tỉa chân nhang, bao sái bàn thờ cần phải là chủ nhà và đảm đương được việc cúng lễ trong nhà. Trước khi tiến hành tỉa chân nhang cần phải tắm rửa sạch sẽ, quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng, tay rửa sạch.
  • Khi thực hiện tỉa chân nhang, một tay giữ cố định bát hương tay còn lại nhẹ nhàng rút chân nhang. Nếu gia chủ là nam thì để lại 7 - 17 - 27 - 37 chân nhang, nếu gia chủ là nữ thì để lại 9 - 19 - 29 hoặc 39 chân nhang.

Các đồ dùng được sử dụng để tỉa chân nhang phải là đồ mới, sạch sẽ hoặc có thể sử dụng đồ dùng cũ nhưng phải là đồ chuyên dụng chỉ phục vụ cho công việc lau dọn bàn thờ.

Trong quá trình thực hiện rút tỉa chân nhang và lau dọn bàn thờ cần phải luôn giữ tâm thanh tịnh, lòng thành kính đối với gia tiên.

Sau khi hoàn thiện việc rút chân hương và bao sái bàn thờ, gia chủ thắp một nén hương để thông báo với gia tiên quay về ngự. Nếu có điều kiện, nên sắm lễ vật để dâng cúng thần linh và tổ tiên.

Những lưu ý khi tỉa chân nhang ngày 23 tháng Chạp
Những lưu ý khi tỉa chân nhang ngày 23 tháng Chạp

Việc lau dọn bàn thờ, rút tỉa chân nhang giúp bàn thờ được gọn gàng, sạch sẽ, từ đó thu nạp được sinh khí tốt, con cháu được hưởng phúc, làm ăn phát đạt, vạn sự hanh thông. Vì thế, việc nắm rõ được cách tỉa chân nhang vào ngày 23 tháng Chạp sẽ giúp gia chủ có thể thuận lợi trong việc thực hiện cũng như tránh được những điều kiêng kỵ, làm gia tiên giận dữ quở trách.


 

Share
Tin cũ
Thêm vào giỏ hàng thành công
Đăng ký nhận tin
Kết nối với chúng tôi
Royal Thiên Phúc
  • Cơ sở 1: 663 Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội​
  • Cơ sở 2: Số 9 B1 Nguyễn Cảnh Dị, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội​
  • Cơ sở 3: 121B Nguyễn Văn Trỗi , P12 , Quận Phú Nhuận - TP.HCM​
  • Xưởng sản xuất: Khu A – Thị Trấn Lâm – Ý Yên – Nam Định​
  • Hotline: 0947.90.6666
  • Email: royal.thienphuc@gmail.com
Để lại số điện thoại để được ưu đãi 30%
Bản đồ
Zalo Chat