Ý nghĩa và cách cúng rước ông bà 30 Tết chuẩn phong tục cổ truyền

18/09/2023 09:53

Cúng rước ông bà 30 Tết là nghi lễ được tổ chức vào ngày cuối cùng của năm (ngày 30 đối với năm đủ hoặc ngày 29 đối với năm thiếu). Vào ngày ngày, mọi người thường chuẩn bị mâm lễ, đảo bảo sự đầy đủ, chu đáo nhất, đọc văn khấn và thực hiện nghi lễ cúng rước ông bà 30 Tết. Vậy chi tiết ý nghĩa, văn khấn và cách rước ông bà 30 Tết chuẩn phong tục cổ truyền như thế nào? Tham khảo những chia sẻ thú vị sau đây của đồ đồng Thiên Phúc để có thêm nhiều thông tin và kinh nghiệm hữu ích nhé!

Ý nghĩa nghi lễ cúng rước ông bà 30 Tết

Vào ngày cuối cùng của một năm (ngày 29 đối với năm thiếu và ngày 30 đối với năm đủ), là ngày đánh dấu sự kết thúc của một năm cũ sắp qua đi, chào đón một năm mới chuẩn bị về. Vào ngày này, mỗi gia đình đều hân hoan, bận rộn dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị đón chào một năm mới vui vẻ, an lành.

Vào thời điểm này, các gia đình vào ngày cuối cùng của năm sẽ chuẩn bị mâm lễ cúng, đọc văn khấn và cúng rước ông bà tổ tiên. Nghi thức này mang ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn, sự hiếu thảo và tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên, những người thân đã khuất, mời họ về để sum vầy, đoàn tụ và ăn Tết cùng gia đình. 

Chính vì thế, có thể nói nghi thức cúng rước ông bà 30 Tết là một phong tục truyền thống, nét đẹp văn hóa đặc trưng của người Việt, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.

Ý nghĩa nghi lễ cúng rước ông bà 30 Tết
Ý nghĩa nghi lễ cúng rước ông bà 30 Tết

Những cách cúng rước ông bà 30 Tết

Gia chủ có thể cúng rước, mời ông bà tổ tiên ngày 30 Tết theo các cách sau đây:

Cách 1: con cháu chuẩn bị cỗ mặn dâng lên gia tiên vào trưa 30 Tết. Sau khi khấn vái, gia chủ mời đích danh đúng tên đúng tuổi các cụ về sự hương hoa và đón Tết cùng gia đình.

Cách 2: Vào chiều ngày 30 Tết, gia chủ cùng người thân ra mộ tổ tiên, tiến hành dọn dẹp, sửa sang lại mộ, thắp hương khấn vái mời ông bà, tổ tiên, người đã khuất trong gia đình về đón Tết cùng con cháu.

Sau khi thực hiện lễ cúng rước ông bà, tổ tiên về ăn Tết cùng gia đình, mọi người sẽ quây quần bên nhau ăn cơm tất niên. Trong những ngày Tết, vì bàn thờ luôn có sự hiện diện của ông bà, tổ tiên, nên phải luôn giữ cho hương không tắt, nến phải thắp từ chiều 30 Tết.

Xem thêm: Mâm Cúng Và Bài Cúng Mùng 1 Tết Chuẩn

Những cách cúng rước ông bà 30 Tết
Những cách cúng rước ông bà 30 Tết

Chuẩn bị mâm cơm cúng rước ông bà 30 Tết

Tùy thuộc vào điều kiện gia đình và văn hóa địa phương mà mỗi gia đình có thể chuẩn bị mâm cơm cúng rước ông bà, tổ tiên ngày 30 Tết. Hầu như không có một quy chuẩn nào cho việc chuẩn bị mâm cơm cúng, gia chủ có thể tùy tâm chuẩn bị sao cho đầy đủ, tươm tất. Tuy nhiên, dù chuẩn bị theo cách nào, thù mâm cơm cúng rước ông bà 30 Tết của người Việt cũng không thể thiếu những món sau đây:

  • Mâm lễ cúng mặn gồm gà trống luộc, nem rán, thịt lợn, món xào, canh.
  • Trầu cau, rượu, nước trắng
  • Vàng mã
  • Hoa tươi
  • Mâm ngũ quả
  • Đèn dầu hoặc nến

Xem thêm: Hướng dẫn chuẩn bị bày mâm cúng giao thừa ngoài trời và trong nhà

Chuẩn bị mâm cơm cúng rước ông bà 30 Tết
Chuẩn bị mâm cơm cúng rước ông bà 30 Tết

Bài cúng 30 Tết rước ông bà tổ tiên

Gia chủ có thể tham khảo bài văn cúng rước ông bà tổ tiên ngày 30 Tết dưới đây: 

Hôm nay, ngày…..tháng….năm

Tại: 

Tín chủ con là:…..cùng với toàn gia kính bái 

Nay nhân ngày,…..

Kính cẩn sắm một lễ gồm,…..gọi là lễ mọn lòng thành, kính dâng lên: 

Đông trù Tư mệnh Táo phủ thần quân 

Bản gia tiên sư, bản viên thổ công, liệt vị tôn thần. 

Trước linh vị của,…

Và các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô cùng các vong linh phụ thờ theo tiên tổ. 

Kính cẩn thưa rằng: 

Năm cũ sắp hết, ngày Tết tới gần, chuẩn bị mừng xuân

Kính cáo: Thổ, địa, chư vị thần linh

Kính mời: Vong linh tiên tổ về với gia đình để cháu con phụng sự 

Cẩn cáo! 

Xem thêm: Mâm Cúng Và Bài Cúng Mùng 1 Tết Chuẩn

Bài cúng 30 Tết rước ông bà tổ tiên
Bài cúng 30 Tết rước ông bà tổ tiên

Những lưu ý khi tiến hành nghi lễ cúng rước ông bà 30 Tết

Lễ cúng rước ông bà vào đêm giao thừa là một nghi thức quan trọng trong văn hóa người Việt. Để lễ cúng được trang trọng và thành kính, chúng ta cần lưu ý những điều gì?

  • Trước khi làm mâm cúng rước ông bà 30 Tết, gia chủ cần dọn dẹp lại mộ và thắp hương để mời ông bà, gia tiên và những người đã khuất trong nhà về ăn Tết tại gia.
  • Khi tiến hành cúng rước ông bà 30 Tết, cần lau dọn, sắp xếp bàn thờ gọn gàng, tươm tất.
  • Người thực hiện cúng rước phải tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo kín đáo, gọn gàng, thể hiện sự thành kính, trang nghiêm.
  • Khi hoàn thành nghi thức, gia chủ lưu ý phải duy trì hương cháy liên tục, nên sử dụng hương vòng để thắp trên bàn thờ gia tiên.
  • Không sử dụng hoa quả giả hay đồ ăn mua sẵn để thắp hương cúng ông bà tổ tiên.

Bài viết trên đây đã giới thiệu đến bạn đọc ý nghĩa, văn khấn và cách rước ông bà 30 Tết chu đáo và thành tâm nhất. Hy vọng sự trọn vẹn, đầy đủ này sẽ giúp cho gia đình bạn năm mới an lành, may mắn, thuận lợi và đạt nhiều thành công trong công việc và cuộc sống.

 

Share
Thêm vào giỏ hàng thành công
Đăng ký nhận tin
Kết nối với chúng tôi
Royal Thiên Phúc
  • Cơ sở 1: 663 Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội​
  • Cơ sở 2: Số 9 B1 Nguyễn Cảnh Dị, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội​
  • Cơ sở 3: 121B Nguyễn Văn Trỗi , P12 , Quận Phú Nhuận - TP.HCM​
  • Xưởng sản xuất: Khu A – Thị Trấn Lâm – Ý Yên – Nam Định​
  • Hotline: 0947.90.6666
  • Email: royal.thienphuc@gmail.com
Để lại số điện thoại để được ưu đãi 30%
Bản đồ
Zalo Chat