Giải đáp những thắc mắc về nến trên bàn thờ trong thờ cúng

08/07/2023 16:19

Trong văn hóa thờ cúng của người Việt Nam, ngoài những vật phẩm thờ cúng như đỉnh đồng, bát hương, ngai chén, lọ hoa, mâm bồng,... thì chân nến trên bàn thờ cũng là một vật phẩm quan trọng không thể thiếu. Vậy nến trên bàn thờ có ý nghĩa gì, những thắc mắc xung quanh hiện tượng cốc nến trên bàn thờ bị vỡ? Nến trên ban thờ bốc cháy có phải điềm xấu? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây, mời quý bạn đọc cùng tham khảo.

Chân nến trên bàn thờ là gì?

Chân nến trên bàn thờ là vật phẩm thờ cúng được dùng để cắm và thắp nến khi thờ tự. Theo quan niệm của văn hóa phương Đông, chân nến là một trong những vật phẩm linh thiêng mang lại nguồn sáng cho không gian thờ cúng, không chỉ có ý nghĩa về mặt tâm linh mà có mang lại những tác dụng phong thủy cực tốt cho gia chủ.

Chân nến trên bàn thờ là gì?
Chân nến trên bàn thờ là gì?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều mẫu chân nến trên bàn thờ được chế tác bằng các chất liệu khác nhau như gỗ, sứ, đồng. Mỗi sản phẩm đều có những ưu nhược điểm riêng, tùy thuộc vào điều kiện và sở thích của mỗi gia đình mà có thể lựa chọn sản phẩm sao cho phù hợp.

Tuy nhiên, chân nến đồng vẫn luôn được khách hàng yêu thích và lựa chọn bởi những ưu điểm vượt trội về mẫu mã, tính thẩm mỹ, độ bền cao của sản phẩm.

Chân nến thờ bằng đồng catut
Chân nến thờ bằng đồng catut

Cấu tạo chân nến trên bàn thờ

Chân nến trên bàn thờ được cấu tạo bởi 3 phần: chân đế có dáng hình bát úp ngược vững chắc với những chi tiết chạm ám hoa văn tinh xảo. Tiếp đến là phần đĩa nến, với hình dáng bản rộng hình tròn, đĩa nến có hai loại là trơn hoặc chạm chi tiết song long, tứ linh. Cuối cùng là phần cốc nến, là vị trí đặt nến với thiết kế tinh xảo, độ sâu phù hợp.

Chân nến thờ bằng đồng khảm ngũ sắc
Chân nến thờ bằng đồng khảm ngũ sắc

Ý nghĩa đôi chân nến trên bàn thờ trong văn hóa thờ cúng

Chân nến đồng là sợi dây kết nối âm dương, giữa người sống và người đã khuất. Ánh sáng ấm áp của ánh lửa hay ngọn đèn sẽ soi sáng cho tổ tiên đi đúng đường, có thể trở về quây quần bên con cháu, sẽ luôn hiện hữu và bảo vệ người thân. Vào các dịp lễ Tết, ngày rằm, mùng một hàng tháng, con cháu dâng hương, dâng hoa lên cho tổ tiên, khấn vái mong gia tiên phù hộ độ trì. Chân nến bên phải tượng trưng cho mặt trăng, biểu tượng của hành âm, chân nến bên trái tượng trưng cho mặt trời, là biểu tượng của hành dương, sự kết hợp giữa hai yếu tố này tạo nên sự cân bằng, giúp vạn vật sinh sôi, từ đó điều hòa nguồn năng lượng tốt, đem đến cát khí, may mắn, tài lộc cho gia đình.

Trong Phật giáo, nến trên bàn thờ còn có ý nghĩa của ánh sáng chân lý, giúp các vong linh được giác ngộ và giải thoát về cõi Cực Lạc.

 Ý nghĩa đôi chân nến trên bàn thờ trong văn hóa thờ cúng
Ý nghĩa đôi chân nến trên bàn thờ trong văn hóa thờ cúng

Trong phong thủy, ánh sáng của nến trên bàn thờ đại diện cho hành hỏa, chân nến bằng đồng đại diện cho hành kim, kết hợp với bàn thờ đại diện cho hành mộc, tro, cát trong bát hương đại diện cho hành thổ, nước trong ngai chén, chóe thờ đại diện cho hành Thủy, sự kết hợp giữa các yếu tố này tạo nên sự cân bằng Ngũ Hành, giúp thu hút tài lộc, may mắn, sức khỏe, trí tuệ, tăng sinh khí cho gia đình.

Bên cạnh đó, ánh sáng từ nến trên bàn thờ cũng được coi là pháp khí ngăn chặn luồng khí xấu, xua đuổi ma quỷ, giúp gia chủ luôn được phù hộ, bảo vệ cho cuộc sống bình an.

Chân nến thờ bằng đồng vàng
Chân nến thờ bằng đồng vàng

Giải đáp thắc mắc thường gặp

Câu hỏi: Bàn thờ dùng bóng đèn điện thay nến được không?

Trả lời: Để có thể trả lời cho câu hỏi này, chúng ta sẽ xét về ưu nhược điểm của bóng đèn điện và nến.

Bóng đèn điện

Ưu điểm:

Đối với bóng đèn điện có thể thể thắp hàng ngày mà không cần chuẩn bị dầu hay thay bấc

Ánh sáng nhiều hơn, đều hơn giúp bàn thờ sáng hơn

Không lo đổ đèn gây cháy như nến

Nhược điểm:

Về mặt tâm linh thờ cúng  cũng như phong thủy thì bóng đèn điện không có tác dụng như nến trên bàn thờ.

Nến trên bàn thờ

Ưu điểm:

Ánh sáng mang ý nghĩa tâm linh và phong thủy sâu sắc góp phần điều hòa Ngũ Hành

Là vật dụng thờ cúng truyền thống, cung cấp ánh sáng và tỏa nhiệt cho không gian thờ cúng ấm áp, thiêng liêng.

Nhược điểm: 

Khi sử dụng nến trên bàn thờ hay ánh sáng đèn dầu thì cần phải cẩn thận, tránh gây đổ nến cháy bàn thờ.

Bởi vì cả hai vật phẩm đều có những ưu nhược điểm riêng, vì vậy để tối ưu nhất, gia chủ có thể sử dụng cả đèn điện và nến trên bàn thờ. Nếu như không gian bàn thờ không đủ rộng thì cũng có thể thay thế nến bằng bóng đèn điện được.

Chân nến thờ bằng đồng hai công nghệ
Chân nến thờ bằng đồng hai công nghệ

Xem thêm: Cách lập bàn thờ cho người mới mất

Câu hỏi: Cốc nến trên bàn thờ bị vỡ có phải điềm báo xấu?

Trả lời: Trên thực tế, cốc nến trên bàn thờ bị vỡ có nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó có thể do dọn dẹp bàn thờ không cẩn thận mà vô tình làm vỡ, cũng có thể do chất liệu cốc nến không tốt nên nứt vỡ khi bị chịu tác động từ nhiệt độ,... Chúng ta không thể khẳng định được việc cốc nến trên bàn thờ bị vỡ có phải điềm báo xấu hay không. Vì thế, nếu trường hợp này xảy ra, gia chủ cũng không nên quá lo lắng vì tất cả chỉ là dựa trên giả thuyết tâm linh chưa được chứng minh chính xác.

Dù nguyên nhân là gì, thì việc làm rơi vỡ đồ thờ cúng cũng là một điều kiêng kỵ. Vì thế, khi bao sái bàn thờ, gia chủ nên cẩn thận tránh đổ vỡ đổ không phải lo lắng về những điều không hay. Bên cạnh đó, gia chủ nên chọn các vật phẩm thờ cúng bằng đồng để đảm bảo chất lượng, độ bền, từ đó sẽ không lo lắng về vấn đề nứt vỡ.

Chân nến thờ bằng đồng dát vàng 9999
Chân nến thờ bằng đồng dát vàng 9999

Câu hỏi: Đốt nến cháy bàn thờ là điềm gì?

Trả lời: Hiện tượng đốt nến cháy bàn thờ xét theo góc độ khoa học thì do gia chủ quá trình thờ cúng không thường xuyên lau dọn bàn thờ, cắt tỉa chân nhang, hoặc để cốc nến đang cháy gần với các vật phẩm dễ cháy như tiền vàng. Vì vậy, trong quá trình thờ cúng, gia chủ nên cắt tỉa chân nhang gọn gàng, cùng với đó khi thắp hương xong phải tiến hành hóa vàng và lau dọn bàn thờ ngay. Điều này giúp không gian thờ cúng thêm phần sạch sẽ, vừa làm giảm tối đa khả năng cháy bàn thờ. Bên cạnh đó, khi đốt nến trên bàn thờ, nên đặt tránh các vật phẩm dễ bén cháy. Sau khi kết thúc quá trình cúng bái thì tắt nến ngay, không nên để nguyên như vậy đến khi nến tự tắt. 

Câu hỏi: Đốt nến cháy bàn thờ là điềm gì?
Câu hỏi: Đốt nến cháy bàn thờ là điềm gì?

Trên đây là những chia sẻ về nến trên bàn thờ và giải đáp những vấn đề xung quanh hiện tượng cốc nến trên bàn thờ bị vỡ, nến trên ban thờ bốc cháy, bàn thờ dùng bóng đèn điện thay nến được hay không? Hy vọng qua bài viết đã mang lại những kiến thức bổ ích cho quý bạn đọc. 

 

Share
Thêm vào giỏ hàng thành công
Đăng ký nhận tin
Kết nối với chúng tôi
Royal Thiên Phúc
  • Cơ sở 1: 663 Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội​
  • Cơ sở 2: Số 9 B1 Nguyễn Cảnh Dị, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội​
  • Cơ sở 3: 121B Nguyễn Văn Trỗi , P12 , Quận Phú Nhuận - TP.HCM​
  • Xưởng sản xuất: Khu A – Thị Trấn Lâm – Ý Yên – Nam Định​
  • Hotline: 0947.90.6666
  • Email: royal.thienphuc@gmail.com
Để lại số điện thoại để được ưu đãi 30%
Bản đồ
Zalo Chat