Hướng dẫn chuẩn bị mâm lễ, cách cúng 100 ngày cho người mất chuẩn nhất

04/10/2023 10:02

Nghi thức cúng 100 ngày cho người mất bắt nguồn từ văn hóa của Trung Hoa cổ đại, sau này được đạo Phật dung nạp và trở thành 1 trong 6 bước lễ quan trọng dành cho người mới mất. Nghi thức này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, thể hiện lòng thành kính, tưởng nhớ và tiếc thương người quá cố, đồng thời còn giúp cho linh hồn sớm được siêu thoát. Vậy cách tính ngày làm lễ 100 ngày như thế nào? mâm lễ cúng cần những gì? Cách cúng 100 ngày cho người mất chuẩn nhất thực hiện ra sao? Để tìm câu trả lời, mời bạn đọc cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây của đồ đồng Thiên Phúc.

Sau khi mất, con người sẽ đi về đâu trước và sau 100 ngày?

Trong quan niệm của Phật giáo, sau khi mất được 3 ngày, linh hồn của người mất vẫn còn quẩn quanh trong gia đình, bên cạnh người thân. Người thân sẽ vẫn thấy người đã khuất trong giấc mơ, đây được gọi là giai đoạn Thân Trung Ấm. 

Trong 49 ngày đầu tiên, linh hồn người mất vẫn còn quẩn quanh trong nhà, nơi bàn thờ của họ, nhưng chúng ta không thể thấy hay cảm nhận được, đây là giai đoạn họ đang bị xem xét và luận tội. 

Trong vòng 100 ngày, người mất sẽ được luận tội, xem xét và cân nhắc là có được siêu thoát hay lên trần gian hay không. Nếu khi còn sống làm nhiều việc thiện, sống tử tế, giúp đỡ người khác thì sau khi mất sẽ được vãng sanh về thế giới cực lạc. Còn nếu như làm nhiều điều ác thì sẽ bị đày đọa, giam cầm, trả nghiệp cho những tội lỗi mắc phải khi còn sống.

Trong dân gian lưu truyền rằng, sau khi mất, con người sẽ phải vượt qua 10 ải phán xét, trong 49 ngày sẽ vượt qua 7 ải, qua 100 ngày sẽ vượt qua ải thứ 8, rồi sau đó sẽ được chuyển qua một cảnh giới khác. Nếu như giai đoạn này gia đình làm việc thiện, không sát sinh, giúp đỡ người khác, thường xuyên cúng dường chay tăng, làm phước cho người đã mất thì sẽ được vãng sanh về cõi cực lạc.

Sau khi mất, con người sẽ đi về đâu trước và sau 100 ngày?
Sau khi mất, con người sẽ đi về đâu trước và sau 100 ngày?

Vì sao phải cúng 100 ngày cho người mất?

Thực hiện nghi thức cúng 100 ngày cho người mất là kết thúc những chuỗi ngày linh hồn vất vưởng nơi trần gian. Người nhà sẽ nấu những món ăn người khuất yêu thích và cúng, đây cũng là dịp những người thân quây quần, đoàn tụ lần cuối với vong linh trước khi họ đi đầu thai sang một kiếp khác.

  • Thể hiện lòng thành kính: Cúng 100 ngày là cách để người ở lại bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với người đã khuất. Đó là một hành động thể hiện sự tôn trọng và tình cảm sâu sắc dành cho người đã mất.
  • Cầu mong linh hồn siêu thoát: Theo quan niệm dân gian, sau khi qua đời, linh hồn người mất cần một khoảng thời gian để siêu thoát và tìm đến một nơi an nghỉ. Việc cúng 100 ngày được xem như một cách để cầu mong linh hồn người đã khuất được siêu thoát, không còn vướng bận trần thế.
  • Đưa tiễn người đã khuất: 100 ngày được coi là mốc thời gian quan trọng, đánh dấu việc kết thúc một chu kỳ và bắt đầu một chu kỳ mới. Việc cúng 100 ngày như một lời đưa tiễn, tiễn đưa linh hồn người đã khuất đến một nơi tốt đẹp hơn.

Lễ cúng 100 ngày nhằm mục đích mượn sức chú nguyện của tăng đoàn để thêm phước cho vong linh, mong người mất sớm được siêu thoát và có cơ hội đầu thai về một cảnh giới tốt hơn.

Vì sao phải cúng 100 ngày cho người mất?
Vì sao phải cúng 100 ngày cho người mất?

Ý nghĩa của nghi lễ cúng 100 ngày cho người mất

Sau khi mất, con người ta sẽ phải đi theo vòng luân hồi, sau khi thân xác đã chết thì linh hồn sẽ trải qua các ải phán xét, luận tội và tiếp tục đầu thai vào kiếp đời mới. Vì vậy, cúng lễ 100 ngày như lời tiễn biệt lần cuối dành cho người đã khuất, một bữa ăn sum vầy cuối cùng cùng gia đình, mong cho linh hồn sớm siêu thoát, tích thêm phước phần để được đầu thai vào kiếp sống tốt hơn.

Hướng dẫn cách tính 100 ngày cho người mất như thế nào?

Lễ cúng 100 ngày được tính kể từ khi người thân trong gia đình qua đời, dù tháng thiếu hay tháng đủ thì lễ cúng vẫn diễn ra sau đúng 100 ngày mất.

Bên cạnh đó, gia chủ cũng có thể làm lễ cúng 100 ngày vào đúng sau 100 ngày tính từ ngày người khuất được an táng. Tuy nhiên, cách tính này không được chính xã lắm bởi có nhiều trường hợp dời lại ngày an táng do đợi người thân từ phương xa về.

Hướng dẫn chuẩn bị mâm lễ cúng 100 ngày cho người mất

Mâm lễ cúng không cần quá cầu kỳ, chỉ cần chuẩn bị những món ăn đơn giản, phù hợp với văn hóa vùng miền và điều kiện của gia đình. Gia chủ có thể cân nhắc chuẩn bị những món ăn người mất thích ăn khi còn sống, bởi ngày này chủ yếu là linh hồn của họ sum vầy cùng gia đình, nói lời từ biệt cuối cùng trước khi đi đầu thai kiếp sống mới.

Mâm lễ cúng 100 ngày cho người mất đơn giản gồm những món sau:

  • Hoa quả tươi
  • Hương
  • Rượu, nước
  • 1 bát cơm úp ngược
  • 1 quả trứng luộc, gà luộc, thịt luộc, những món ăn mà người khuất yêu thích
  • Tiền vàng mã
  • Lễ vật cúng 100 ngày phải là được chuẩn bị từ nguyên liệu tươi ngon, không cần quá cầu kỳ như cần chu đáo và tươm tất.

Sau khi chuẩn bị xong mâm cúng 100 ngày cho người mất, đại diện gia đình dựng đôi đũa vào giữa bát cơm. Sau đó rót rượu mời linh hồn người mất về dùng bữa.

Mâm cỗ cúng 100 ngày cho người mất nên cúng chay hay cúng mặn?

Theo quan niệm của Đạo Phật, sát sinh là một trong 5 trọng tội, vì thế, vào ngày cúng 100 ngày cho người mất, để giảm bớt nghiệp bản thân và cho người khuất, giúp họ đầu thai vào kiếp sống tốt hơn thì nên làm cỗ chay. Tuy nhiên, nếu làm cỗ chay thì cũng có phần hạn chế vì ngày này thường gia đình sẽ đãi khách. Vì thế, gia chủ cần cân nhắc hoàn cảnh gia đình để sao cho phù hợp nhất.

Xem thêm: Nghi thức cúng cơm cho hương linh chuẩn phong tục cổ truyền

Hướng dẫn chuẩn bị mâm lễ cúng 100 ngày cho người mất
Hướng dẫn chuẩn bị mâm lễ cúng 100 ngày cho người mất

Bài cúng 100 ngày cho người mất

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Hôm nay là ngày….tháng….năm….., âm lịch tức ngày…..tháng….năm…………….dương lịch.

Tại (địa chỉ):……………………………………………………

Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là………vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ mẫu nếu là cha), các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.

Nay nhân ngày lễ Chung Thất (lễ Tốt Khốc) theo nghi lễ cổ truyền, có kính cẩn sắm các thứ lễ vật gồm:…………………………..

Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.

Trước linh vị của Hiển:………………… chân linh

Xin kính cẩn trình thưa rằng:

Núi Hỗ sao mờ, nhà Thung bóng xế. (Nếu là cha)/ Núi Dĩ sao mờ, nhà Huyên bóng xế. (nếu là mẹ)

Tình nghĩa cha sinh mẹ dưỡng, biết là bao;

Công ơn biển rộng, trời cao khôn xiết kể.

Mấy lâu nay: Thở than trầm mộng mơ màng;

Tưởng nhớ âm dương vắng vẻ.

Sống thời lai lai láng láng, hớn hở chừng nào!

Thác thời kể tháng kể ngày, buồn tênh mọi lẽ!

Ngày qua tháng lại, tính đến nay Tốt Khốc tới tuần;

Lễ bạc tâm thành gọi là có nén nhang kính tế.

Xin mời: Hiển………………………………………………

Hiển……………………………………………………………..

Hiển………………………………………………………………

Cùng các bị Tiên linh, Tổ Bá, Tổ Thúc, Tổ Cô và các vong linh phụ thờ theo Tiên Tổ cùng về hâm hưởng.

Kính cáo; Liệt vị Tôn thần: Táo Quân, Thổ Công, Thánh sư, Tiên sư, Ngũ tự Gia thần cùng chứng giám và phù hộ cho toàn gia được mọi sự yên lành tốt đẹp.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Trên đây, đồ đồng Thiên Phúc đã giải đáp chi tiết về ý nghĩa, cách chuẩn bị mâm cúng, cách cúng 100 ngày cho người mất chuẩn nhất, hy vọng bài viết đã đem đến những kiến thức hữu ích cho quý bạn đọc.

Xem thêm: Mâm Cơm Cúng Bốc Bát Hương Gồm Những Gì?

Share
Thêm vào giỏ hàng thành công
Đăng ký nhận tin
Kết nối với chúng tôi
Royal Thiên Phúc
  • Cơ sở 1: 663 Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội​
  • Cơ sở 2: Số 9 B1 Nguyễn Cảnh Dị, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội​
  • Cơ sở 3: 121B Nguyễn Văn Trỗi , P12 , Quận Phú Nhuận - TP.HCM​
  • Xưởng sản xuất: Khu A – Thị Trấn Lâm – Ý Yên – Nam Định​
  • Hotline: 0947.90.6666
  • Email: royal.thienphuc@gmail.com
Để lại số điện thoại để được ưu đãi 30%
Bản đồ
Zalo Chat