Theo phong tục dân gian lưu truyền, vào ngày 23 tháng 12 âm lịch hàng năm thường tổ chức lễ cúng tiễn ông Táo về trời, báo cáo một năm dưới trần gian. Chính vì thế, nghi thức này được các gia đình chuẩn bị một cách chu đáo, mong rằng ông Táo sẽ báo cáo sẽ báo cáo những điều tốt đẹp đã làm trong năm, và được Ngọc Hoàng ban phát lộc lành cho năm mới an khang thịnh vượng.
Tuy nhiên, có nhiều người vẫn không biết cúng ông Công ông Táo ở đâu chuẩn nhất, cách chuẩn bị mâm cúng đầy đủ? Bài viết dưới đây của đồ đồng Thiên Phúc sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp chi tiết về những vấn đề trên.
Ý nghĩa nghi thức cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Ngày 23 tháng chạp hàng năm là ngày đầu tiên đánh dấu chuỗi hoạt động dọn dẹp, đón Tết. Sau khi cúng tiễn ông Công ông Táo, gia đình sẽ dọn dẹp nhà cửa, trang hoàng để đón Tết. Theo quan niệm của người xưa, nhà có an nhiên, yên ổn, gia chủ có mạnh khỏe đều do bếp, bởi đó là nơi giữ lửa trong nhà.
Ông Táo lúc nào cũng ở trong bếp nên sẽ biết hầu hết chuyện của gia đình. Khi ông Táo về trời sẽ tâu với Ngọc Hoàng về những điều xảy ra trong ra đình suốt 1 năm dưới trần gian. Vì vậy, ai cũng mong muốn ông Táo nói tốt về những việc đã làm trong năm, được Ngọc Hoàng ban phát lộc lành, tránh bị quở trách trong năm mới sách tới.
Cúng ông Công ông Táo ở đâu?
Ngày xưa, mâm cúng ông Công ông Táo thường được đặt trong bếp ở vị trí bên cạnh hoặc phía trên. Tuy nhiên, trong các nhà hiện đại ngày nay, thiết kế của bếp không tiện việc đặt bàn thờ, nên nhiều gia đình không có bàn thờ riêng ông Táo. Vì vậy, việc đặt mâm lễ cúng ông Công ông Táo ở đâu sẽ tùy thuộc vào tình hình cũng như quan niệm của môi gia đình.
Để trả lời cho câu hỏi cúng ông Công ông Táo ở đâu? Người ta thường cúng ở hai vị trí như sau:
Thực hiện nghi lễ cúng ông Công ông Táo trong bếp
Ông Táo gắn liền với bếp lửa, do đó, nhiều ý kiến cho rằng, nên đặt mâm cúng ông Công ông Táo trong bếp để thể hiện tín ngưỡng dân gian về vị thần cai quản việc bếp núc và giữ lửa gia đình để gia đình luôn yên ấm, hạnh phúc và hòa thuận.
Tuy nhiên, bếp là nơi chế biến thức ăn, khu vực này không được trang trọng, nên không phù hợp cho việc cúng tế. Vì vậy, gia chủ nên đặt mâm cỗ cúng ở bàn thờ ông Táo hoặc bàn thờ gia tiên là hợp lý nhất.
Thực hiện nghi lễ cúng ông Công ông Táo trên bàn thờ gia tiên
Bàn thờ ở bếp được xem là nơi ngự trị của ông Công, ông Táo. Nhưng với thiết kế nhà bếp hiện tại của hầu hết các gia đình thì không phù hợp đặt bàn thờ. Nên nếu như không có bàn thờ ông Công ông Táo thì có thể thắp hương trên bàn thờ thần linh hoặc gia tiên.
Mâm lễ cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Tùy thuộc niềm tin cũng như điều kiện mỗi gia đình mà có thể chuẩn bị mâm cúng mặn hay mâm cúng chay. Theo truyền thống từ xa xưa tới nay, mâm cúng tiễn ông Công ông Táo về trời sẽ gồm:
1 đĩa gạo, 1 đĩa muối
5 lạng thịt vai luộc, 1 đĩa giò, 1 bát canh mọc, 1 đĩa rau xào
1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa chè kho
Hoa quả
1 ấm trà, 3 chén rượu
Trầu cau
Hoa tươi
Tiền vàng mã
Mâm lễ bày tỏ lòng thành kính, chứng minh lòng thành của gia chủ biết ơn các vị ông Công ông Táo, phù hộ gia đình được an cư lạc nghiệp, sức khỏe bình an, gia đạo được hòa thuận và mong ước năm sau được an khang hơn năm trước.
Hy vọng bài viết đã giải đáp được cho quý bạn đọc về câu hỏi cúng ông Công ông Táo ở đâu cũng như cách chuẩn bị mâm cúng đơn giản và vẫn đầy đủ. Chúc bạn và gia đình có một năm mới được bình an, hạnh phúc!