Mâm Cơm Cúng Bốc Bát Hương Gồm Những Gì?

25/09/2023 10:12

Bốc bát hương là nghi thức quan trọng trong thờ cúng. Đồng thời, chuẩn bị mâm cơm cúng bốc bát hương là điều cần thiết. Nhưng nhiều gia chủ vẫn chưa biết nên chuẩn bị như nào mới đầy đủ. Hãy cùng Đồ đồng Thiên Phúc đọc bài viết để biết thêm thông tin.

Ý nghĩa mâm cơm cúng bốc bát hương

Mâm cơm cúng bốc bát hương là một phần quan trọng trong các nghi lễ cúng tổ tiên và linh hồn trong văn hóa Việt Nam. Ý nghĩa của mâm cơm cúng bốc bát hương là:

  • Tưởng nhớ tổ tiên: Mâm cơm cúng bốc bát hương là cách để tưởng nhớ và tri ân tổ tiên. Đây là sự cung cấp thức ăn và đồ uống cho linh hồn của tổ tiên, để đảm bảo rằng họ không bị đói khát và có đủ nguồn năng lượng để tiếp tục hành trình của mình.
  • Mời và đón linh hồn: Mâm cơm cúng được coi là một lời mời và đón linh hồn của tổ tiên và các linh hồn khác trở về thăm thú gia đình. Thức ăn và đồ uống trên mâm cúng được coi là "lễ vật" để chào đón và chiêu đãi linh hồn.
  • Cầu xin sự an lành và may mắn: Khi cúng mâm cơm bốc bát hương, người cúng thường cầu nguyện và cầu xin sự an lành, sức khỏe và may mắn cho gia đình và tổ tiên. Họ hy vọng rằng việc cúng này sẽ đem lại bình an và tạo điều kiện tốt cho sự phát triển và thành công trong cuộc sống.
  • Gắn kết gia đình: Mâm cơm cúng bốc bát hương cũng có ý nghĩa gắn kết gia đình. Gia đình tụ họp lại, cùng nhau chuẩn bị và thực hiện nghi thức cúng, tạo ra không gian đoàn viên và ấm cúng. Đây là dịp để thể hiện lòng biết ơn và lòng hiếu thảo đối với tổ tiên và để gia đình gắn kết với nhau qua việc chia sẻ và thực hiện các hoạt động cùng nhau.
Mâm Cơm Cúng Bốc Bát Hương Gồm Những Gì?
Ý nghĩa mâm cơm cúng bốc bát hương

Truyền thống và duy trì giá trị văn hóa: Mâm cơm cúng bốc bát hương là một phần của truyền thống và giá trị văn hóa của dân tộc. Việc duy trì và thực hiện nghi lễ cúng này giúp bảo tồn và truyền dịp đến thế hệ sau.

Xem thêm: Ý nghĩa thắp hương 100 ngày sau khi bốc bát hương

Hướng dẫn cách và thủ tục bốc bát hương gia tiên 

Đầu tiên, gia chủ hãy rửa sạch tay bằng nước gừng pha rượu trắng rồi tự bốc bát hương gia tiên như sau:

Bước 1: Gia chủ rải một lớp thạch anh ngũ sắc xuống phía dưới đáy bát hương.

Bước 2: Đặt bộ dị hiệu đã được gói xuống phía đáy bát hương.

Bước 3: Bốc tro đặt vào bát hương và gia chủ đếm theo vòng Sinh - Lão - Bệnh - Tử. Thực hiện cho đến khi nắm tro cuối cùng bỏ vào bát hương dừng lại ở chữ Sinh.

Gia chủ cần lưu ý vừa tự bốc bát hương gia tiên kết hợp cùng đọc văn khấn, đưa lên những tâm nguyện, mong muốn của bản thân và gia đình. Sau đó, gia chủ kết hợp đọc chú Ngũ Bộ Thần trong quá trình bốc bát hương. Cách thức đọc như sau: Um Ram, Um Si-Ram, Um Ma Ni Pad Mê Hum, Um Ca Lê Cun Lê Sờ Va Ha, Um B-Rum.

Sau khi cho tro vào bát hương thì gia chủ lau chùi sạch sẽ và đặt lên vị trí trang trọng. Tiếp theo, gia chủ hãy đặt một nén hương trầm vào giữa bát rồi châm lửa đốt. Khói hương trầm sẽ tỏa ngược và giúp tẩy uế cho toàn bộ bát hương. Sau khi hương trầm cháy hết, gia chủ chuẩn bị sang nghi thức tiếp theo là đặt bát hương lên bàn thờ đúng vị trí phong thủy.

Thời điểm và chọn người bốc bát hương chuẩn 

Thời điểm bốc bát hương

Bốc bát hương vào thời điểm nào thì đúng chuẩn? Theo cách bốc bát hương gia tiên đúng phong thủy, cuối năm chính là thời điểm thích hợp để thực hiện việc bốc bát hương. Điều này có nghĩa là xua đuổi những điều xui xẻo và thay chân nhang mới. Bởi vậy, nhiều người chọn ngày 23 tháng Chạp để lau chùi lại bàn thờ và thay bát hương để tiễn Ông Táo về trời.

Theo quan điểm “Phật ở tại tâm”, gia chủ bốc bát hương vào ngày nào không quan trọng, quan trọng chủ yếu là thành tâm. Tuy nhiên, gia chủ nên chọn ngày tốt thay bát hương để đảm bảo sự thuận lợi, may mắn vì người xưa có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Những yếu tố làm ảnh hưởng đến việc chọn ngày là có hợp tuổi gia chủ hay không, sao tốt hội chiếu và tránh được những ngày đại kỵ như sát chủ, tam nương và nguyệt kỵ,...

Chọn người bốc bát hương 

Thông thường,gia chủ sẽ lên chùa nhờ bốc bát hương. Ai là người bốc bát hương cũng được nhưng phải thành tâm và thánh thiện. Nếu tâm không thành và thánh thiện thì bát hương sẽ không được người âm chấp nhận và không linh thiêng.

Mâm Cơm Cúng Bốc Bát Hương Gồm Những Gì?
Thời điểm và chọn người bốc bát hương chuẩn 

Đối với người có khả năng bốc bát hương xong đã có tính linh nghiệm ngay. Nhà chùa giúp thực hiện xong thường cũng linh ứng ngay nhưng dị hiệu phải viết đúng chuẩn. Nếu gia chủ tự bốc bát hương thì sẽ không biết đã linh ứng hay chưa. Tuy nhiên, nếu thành tâm thờ cúng thì lâu dần sẽ linh, có khi phải sau một vài năm thờ cúng.

Những vật dụng chuẩn bị khi bốc bát hương 

  • Bát hương (số lượng tùy vào gia chủ đặt bàn thờ).
Mâm Cơm Cúng Bốc Bát Hương Gồm Những Gì?
Bát hương bằng đồng khảm ngũ sắc
  • Tro đốt từ trấu bọc gạo (tức là ngọc thực bởi nó cao quý và thanh sạch) hoặc tro nếp hay cát tùy vào văn hóa của từng vùng miền.
Mâm Cơm Cúng Bốc Bát Hương Gồm Những Gì?
Tro thờ cúng
  • Tờ hiệu (sử dụng để ghi tên người được thờ cúng).
  • Bộ thất bảo ( chính là cốt bát hương) gồm: thạch anh, mã não, bạc, ngọc, xà cừ, san hô đỏ và vàng.
  • Gói thạch anh ngũ sắc, gừng, rượu trắng, giấy trang kim, chỉ ngũ sắc và trầm hương, ngũ vị hương.
  • Những dụng cụ cần thiết khác như chậu hay thau,...
  • Sắm đồ lễ: Tùy thuộc  vào việc thờ thần linh, Phật hoặc gia tiên mà gia chủ mua đồ lễ sẽ có sự khác nhau.

Lưu ý: Trước khi tự bốc bát hương gia tiên, gia chủ nên vệ sinh chân, tay sạch sẽ. Ngoài ra, những đồ dùng để bốc bát hương phải được vệ sinh sạch sẽ. Trường hợp nếu được, gia chủ nên có một bộ chuyên dụng cho việc thờ cúng này. Phụ nữ đang đến tháng thì phải kiêng kỵ.

Mâm cơm cúng bốc bát hương gồm những gì?

Sau khi gia chủ đã biết cách bốc bát hương trên thì bước cần thực hiện tiếp theo là sắm lễ tùy tâm và điều kiện của gia đình. Dưới đây là một số gợi ý mâm lễ đầy đủ mà gia chủ có thể tham khảo:

  • 1 Chân giò được làm sạch và luộc chín, 1 con gà lễ, 1 đĩa xôi trắng, 5 quả trứng gà ta sống, 1 chai rượu trắng và 2 lạng thịt vai sống. Sau khi buổi lễ thực hiện xong, gia chủ cần luộc chín những đồ sống trên.
  • 3 Chén nước, 3 lá trầu, 3 quả cau và 5 quả tròn (ví dụ: quả táo hoặc các loại trái có hình tròn), 9 hoa hồng.
  • 1 Mâm cơm và canh không hành, tỏi.
  • 1 Đĩa gạo, muối không trộn lẫn và 1 bao thuốc lá, 1 lạng chè.
  • 1 Đinh vàng, 1 bộ quần áo quan thần linh đỏ, mũ, hia, ngựa, kiếm trắng và 5 lễ vàng tiền.

Văn khấn bốc bát hương gia tiên

“Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.

Hôm nay là ngày… tháng… năm...

Tên con là ..................................

Ngụ tại ..................................

Hôm nay ngày lành tháng tốt, con xin quan thần linh, gia tiên nội ngoại, bà cô ông mãnh dòng họ (...) cho con được làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới) để thờ cúng gia tiên nội ngoại, bà cô ông mãnh dòng họ (...) tại gia.

Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại, bà cô ông mãnh sống khôn thác thiêng. Hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), kính xin các cụ chứng tâm chứng lễ về phù hộ độ trì cho gia đình chúng con được mạnh khỏe, tai qua nạn khỏi, làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an.

Con là người trần mắt thịt, con ăn chưa sạch, bạch chưa thông còn nhiều lầm lỗi. Con xin gia tiên nội ngoại, bà cô ông mãnh xá lầm lỗi cho con, phù hộ độ trì cho gia đình chúng con được tâm cầu sở nguyện, như ý sở cầu.

Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lạy)”

Mâm cơm cúng bốc bát hương không chỉ là một nghi thức mà còn là tấm lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên. Dù mâm cỗ có đơn giản hay cầu kỳ, điều quan trọng nhất vẫn là tấm lòng thành. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn chuẩn bị một mâm cúng trang trọng và ý nghĩa, thể hiện lòng thành kính đối với ông bà, tổ tiên.

Share
Thêm vào giỏ hàng thành công
Đăng ký nhận tin
Kết nối với chúng tôi
Royal Thiên Phúc
  • Cơ sở 1: 663 Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội​
  • Cơ sở 2: Số 9 B1 Nguyễn Cảnh Dị, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội​
  • Cơ sở 3: 121B Nguyễn Văn Trỗi , P12 , Quận Phú Nhuận - TP.HCM​
  • Xưởng sản xuất: Khu A – Thị Trấn Lâm – Ý Yên – Nam Định​
  • Hotline: 0947.90.6666
  • Email: royal.thienphuc@gmail.com
Để lại số điện thoại để được ưu đãi 30%
Bản đồ
Zalo Chat