Cúng dường Trai Tăng là gì? Ý nghĩa của cúng dường Trai Tăng

05/10/2023 09:21

Cúng dường là một việc làm vô cùng tốt và ý nghĩa. Đồng thời, cũng có rất nhiều gia chủ thắc mắc về cúng dường Trai Tăng là gì? Để giải đáp thắc mắc, hãy cùng Đồ đồng Thiên Phúc tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

Cúng dường Trai Tăng là gì? Ý nghĩa của cúng dường Trai Tăng

Cúng dường Trai Tăng là gì?

Gia chủ có thể thỉnh chư Tăng về nhà hay cũng có thể mang lễ phẩm lên chùa để cúng dường. Có 2 hình thức cúng dường là trai tăng và trai phạn.

  • Cúng dường trai phạn có nghĩa là chỉ dâng thức ăn thức uống cho chư Tăng.
  • Cúng dường trai tăng có nghĩa là sắm tứ sự như thực phẩm, y phục, thuốc men và sàng tòa.

Nhưng hiện nay ngoài thực phẩm ra thì phần tứ sự được phương tiện hoá thành những món quà biểu trưng ý nghĩa và một bao thư “tiền mặt” để chư Tăng tuỳ nghi mua sắm những đồ cần thiết. Cúng dường phải dựa trên nền tảng tự phát tâm của người Phật tử.

Cúng dường Trai Tăng là gì? Ý nghĩa của cúng dường Trai Tăng
Cúng dường Trai Tăng là gì?

Ý nghĩa của cúng dường Trai Tăng

Cúng dường chính là pháp tu quen thuộc và phổ biến của hàng Phật tử để gieo trồng phước báu cho tự thân và gia đình của mình. Việc cúng dường chính là dịp để thân quyến bày tỏ nỗi lòng thương kính và đồng thời báo hiếu tri ân người đã mất Nhờ sức chú nguyện của chư Tôn Đức Tăng Ni để hương linh của người quá cố có thể siêu sinh thoát hóa.  

Cúng dường Trai Tăng là gì? Ý nghĩa của cúng dường Trai Tăng
Ý nghĩa của cúng dường Trai Tăng

Cúng dường Trai Tăng mang ý nghĩa là công đức và đồng thời sẽ giúp chúng sanh thực hiện đúng, nhận về nhiều phước báu to lớn.

Nghi thức cúng dường lễ trai tăng 

Trong nghi lễ cúng dường cần gia chủ phải sửa soạn những loại thực phẩm, y phục, thuốc men, sàng tòa và tịnh tài. Việc cúng dường Trai Tăng dựa trên việc tự nguyện phát tâm của gia chủ. Bởi vì vậy, lòng thành chính là nguyên tắc vô cùng quan trọng không thể thiếu khi thực thi Phật sự cúng dường.

Bên cạnh đó, chúng ta chỉ nên cúng dường bằng những thực phẩm chay tịnh hoặc thực phẩm dinh dưỡng. Bày sẵn thức ăn ra khay theo số lượng chư Tăng để dâng cúng vừa đủ mà không quá dư thừa hay lãng phí. Những tu sĩ nhận thức ăn tuần tự theo nghi thức khất thực trong tự viện.

Nghi lễ thực hiện Cúng dường Trai Tăng như sau:  

Phật Tử Đọc Nghi Thức Dâng Mâm Huê Trai Tăng Và Chia Phước

1) Tác bạch cầu an

2) Tác bạch cầu siêu

  • Chư Ni Tụng Kinh An Lành Và Hồi Hướng Hương Linh

1) Kệ điềm lành vũ trụ

2) Kệ hồi hướng quả báo đến ngạ quỷ  

3) Kệ tâm từ

  • Phật Tử Hồi Hướng

1) Hồi hướng Chư Thiên

2) Kệ hồi hướng người đã quá vãng lai

3) Hồi hướng công đức

4) Hồi hướng phước đến thân quyến 

5) Nguyện

Công đức cúng dường trai Tăng 

Kinh Hiền Ngu nói: “Di-lặc hỏi chúng Tăng rằng: Nếu có đàn việt thỉnh cầu một Sa-môn trì giới thanh tịnh đến nhà cúng dường. Lợi ích đạt được có bằng người có được ngàn vạn đồng tiền chăng?

Lúc ấy Kiều-trần-như liền nói rằng: Giả sử có người có được trăm xe châu báu. Phước lợi ấy không bằng thỉnh cầu một Sa-môn giới hạnh thanh tịnh đến nhà mình cúng dường.

Xá-lợi-phất nói: Giả sử có người có được châu báu đầy trong cả cõi Diêm-phù-đề này. Phước lợi ấy không bằng thỉnh cầu một người giới hạnh thanh tịnh đến nhà mình cúng dường.

Mục-kiền-liên nói: Cho dù có người có được bảy báu chứa đầy trong hai thế giới. Phước lợi ấy không bằng thỉnh cầu một Sa-môn thanh tịnh đến nhà mình cúng dường.

Các Tỳ kheo còn lại tất cả đều dẫn ra phương pháp thí dụ, so sánh về lợi ích cúng dường trai Tăng. Lúc ấy A-na-luật nói rằng: Cho dù có được châu báu chứa đầy bốn thế giới. Phước lợi ấy không bằng thỉnh cầu một Sa-môn thanh tịnh đến nhà mình cúng dường. 

Xem thêm: Sắm Lễ Đi Chùa Cần Chuẩn Bị Những Gì?

Cúng dường Trai Tăng là gì? Ý nghĩa của cúng dường Trai Tăng
Công đức cúng dường trai Tăng 

Cúng trai Tăng thế nào là đúng pháp

Kinh Tượng Pháp Quyết Nghi nói: “Nếu đàn việt tổ chức cúng dường trai Tăng mà sai người canh cửa, rồi: Ngăn cản Tỳ kheo và những người xin ăn già yếu bệnh hoạn nghèo túng, không cho bước vào trai hội. Như thế đàn việt  hoàn toàn không được phần thiện duyên phước đức nào”.

Kinh Phổ Quảng nói: “Bốn hàng đệ tử nếu thực hành trai giới, thì tâm nên giữ lại ý tưởng thỉnh cầu chúng Tăng mười phương; Không chọn lựa thứ hạng cao thấp-pháp giới-trì giới hay là thiện-ác. Lúc đến các chùa viện thỉnh tăng, lần lượt cúng dường chúng Tăng không có ý nghĩ phân biệt khác nhau…

Phước thiện ấy nhiều nhất, vô lượng vô biên không thể tính được. Nếu gặp người chứng bốn đạo quả La-hán và người phát tâm đại thừa, thì nhờ công đức này mà nhận được phước báo vô cùng tận. Vừa nghe thuyết pháp thì có thể đạt đến đạo quả vô thượng Niết-bàn”.

Thập Tụng Luật nói: “Lộc Tử Mẫu thỉnh cầu trai Tăng riêng biệt năm trăm vị La-hán, Đức Phật dạy: Không có trí tuệ là bất thiện. Nếu ở trong chúng Tăng theo thứ tự thỉnh cầu một người thôi, cũng có được quả báo lợi ích công đức to lớn, hơn hẳn thỉnh cầu riêng biệt năm trăm vị La-hán”.

Xem thêm: Lễ Phật Đản ngày nào?

Cúng dường trai Tăng phải dụng tâm bình đẳng

Kinh thỉnh Tăng Phước Điền và kinh Nhân Vương nói: “Cúng dường trai Tăng không cho phép thỉnh cầu riêng biệt. Nếu như thỉnh cầu riêng biệt, thì đó là pháp ngoại đạo, không phải là pháp của chư Phật”.

Kinh Phạm Võng nói: “Nếu có đàn việt đến thỉnh cầu chúng Tăng, khách tăng cũng có phần lợi dưỡng. Người đứng đầu Tăng chúng thuận theo thứ tự cử khách tăng nhận sự thỉnh cầu. Phải bình đẳng giữa  tăng chúng thường trú và khách tăng. Nếu không người đứng đầu Tăng chúng phải chịu vô lượng tội lỗi. Không khác gì súc sanh, không phải là Sa-môn không phải dòng họ thích, phạm vào tội khinh cấu.

Nếu là đệ tử Phật, không được thọ nhận thỉnh cầu riêng biệt lấy lợi dưỡng làm của riêng mình. Bởi lợi dưỡng này thuộc về thập phương Tăng; Nếu riêng biệt thọ nhận thỉnh cầu, tức là lấy vật của mười phương Tăng; Nếu sử dụng cho riêng mình, phạm vào tội khinh cấu.

Nếu như có tất cả đàn việt xuất gia hay tại gia, thỉnh cầu phước điền tăng, nên đi vào tăng phòng hỏi người tri sự. Cứ theo thứ tự thỉnh cầu, thì gặp được mười phương Hiền Thánh Tăng. Nếu như thỉnh cầu tăng riêng biệt, thì đó là pháp ngoại đạo, chư Phật không có pháp thỉnh cầu riêng biệt. Nếu cố ý thỉnh cầu Tăng riêng biệt, thì phạm vào tội khinh cấu”.

Những Quà Tặng, Phẩm Vật Cúng Dường Bị Cấm

Theo Giới Luật Tỳ Kheo (Vinaya), có 5 loại vật phẩm vật cúng dường mà những người bình thường có thể cho rằng là tốt, là phước đức, nhưng thật sự không mang lại công đức và nguy hại đối với người cúng dường và việc bố thí cúng dường. Đó là:

  • Cho, tặng những chất độc hại (majja dana), ví dụ: thuốc lá, rượu bia, chất gây nghiện …
  • Tổ chức hội hè, ăn mừng (samajja dana) cùng với việc nhảy múa, ca hát, trình diễn. Trong tiếng Pali, từ “samajja” xuất phát từ tên của một lễ hội trên núi tổ chức hàng năm ở thành Vương Xá (Rajagaha).
  • Cung cấp bạn tình, trai gái (itthi dana)
  • Cho, tặng trâu bò đực để phối giống với trâu, bò cái (usabha dana)
  • Cho, tặng những phẩm vật khiêu dâm, gợi dục (cittakamma dana)

Tuy nhiên, không được liệt kê ra trong danh sách trên đây, nhưng những phẩm vật khác chẳng hạn như: vũ khí, thuốc độc, những con vật sống (để nuôi hoặc để giết thịt), những đồ nghề dùng để bẫy, săn bắn hay câu cá, v.v cũng là những thứ không được dùng để cúng dường cho Tăng Ni.

Cúng dường Trai Tăng là một hành động cao đẹp, thể hiện lòng thành kính của Phật tử đối với Tam bảo. Qua bài viết này, chúng ta đã cùng nhau khám phá ý nghĩa sâu sắc của việc cúng dường và những lợi ích mà hành động này mang lại. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của cúng dường Trai Tăng và có thêm động lực để thực hành việc làm tốt đẹp này.

 

Share
Thêm vào giỏ hàng thành công
Đăng ký nhận tin
Kết nối với chúng tôi
Royal Thiên Phúc
  • Cơ sở 1: 663 Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội​
  • Cơ sở 2: Số 9 B1 Nguyễn Cảnh Dị, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội​
  • Cơ sở 3: 121B Nguyễn Văn Trỗi , P12 , Quận Phú Nhuận - TP.HCM​
  • Xưởng sản xuất: Khu A – Thị Trấn Lâm – Ý Yên – Nam Định​
  • Hotline: 0947.90.6666
  • Email: royal.thienphuc@gmail.com
Để lại số điện thoại để được ưu đãi 30%
Bản đồ
Zalo Chat